Viêm đường hô hấp trên lây lan qua nhiều mầm bệnh virus và vi khuẩn khác nhau xâm nhập vào khoang miệng và mũi của chó. Chó đang bị nhiễm bệnh truyền mầm bệnh khi chúng ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc mũi kề mũi với những bạn chó khác. Do đó, bệnh này là vấn đề khá phổ biến và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh thường có 2 giai đoạn, ban đầu là viêm hô hấp trên và nếu không được can thiệp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi.
Nguyên nhân khiến chó bị viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân khiến chó bị viêm đường hô hấp có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Các loại virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp ở chó. Ví dụ, virus như Carré (bệnh Care) và vi khuẩn như Bordetella bronchiseptica, Pneumococcus, Streptococcus có thể gây ra các bệnh lý viêm đường hô hấp
Môi trường sống ô nhiễm: Bụi bặm, khí thải, và hóa chất trong môi trường có thể kích thích và gây viêm đường hô hấp cho chó. Chó thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân này có nguy cơ mắc bệnh cao.
Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột từ thời tiết ấm nóng sang lạnh ẩm có thể khiến chó khó thích nghi, dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi.
Triệu chứng khi chó bị viêm đường hô hấp
Khi chó bị viêm đường hô hấp, có một số triệu chứng và dấu hiệu điển hình thường gặp như:
Ho vào buổi sáng, thở khò khè và có tiếng ran.
Chảy nước mắt và mũi.
Sốt, mệt mỏi, chán ăn.
Nước mũi đặc như mủ, có mùi hôi.
Chảy nước mũi, tiết dịch mắt, sốt, ngứa mũi, hắt xì, ho, khịt mũi và thở khò khè, nôn hoặc nôn khan: Đây là những triệu chứng cơ bản của viêm đường hô hấp trên ở chó. Ngoài ra:
Khó chịu khi nằm: Chó có thể trở nên bồn chồn, không thể nằm yên do áp lực lên ngực khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.
Tư thế nghỉ ngơi: Khi nghỉ, chó thường có xu hướng cúi đầu và vươn cổ về phía trước để hỗ trợ quá trình hô hấp.
Biểu hiện khi thở: Do phải gắng sức thở, bạn có thể quan sát thấy sự co thắt mạnh mẽ của bụng và ngực theo mỗi nhịp thở.
Khi sờ nắn vào vùng phổi, chó có phản xạ đau và ho: Điều này cho thấy có thể có viêm nhiễm hoặc tổn thương tại vùng phổi của bé
Miệng và niêm mạc mắt tím (bầm): Các dấu hiệu này cho thấy chó có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng với việc trao đổi oxy. Tim của chó có thể đập nhanh và sau đó trở nên yếu dần. Đây là tình huống cực kì nghiêm trong cần được can thiệp y tế càng nhanh càng tốt.
Hướng điều trị khi chó bị viêm đường hô hấp
Khi chó bị viêm đường hô hấp, việc điều trị đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Sử dụng Thuốc Kháng Sinh và Kháng Viêm: Trong trường hợp viêm đường hô hấp do nhiễm trùng vi khuẩn, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Các loại thuốc kháng sinh như Gentamycin, Tylosin, và các loại kháng sinh khác có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
Thuốc Điều Trị Triệu Chứng: Các loại thuốc giảm ho, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm và thuốc thông mũi có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và giúp chó thở dễ dàng hơn. Thuốc giảm ho làm giảm phản xạ ho, giúp làm sạch đường thở như Phargentylo-f (thuốc đặc trị nhiễm khuẩn hô hấp, viêm phế quản phổi ở Chó), Supermotic (đặc trị nhiễm khuẩn đường hô hấp ở Chó), Marbo gold (thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở Chó)
Để xác định chính xác loại thuốc phù hợp với tình trạng chó nhà mình, bạn nên tuân theo chỉ định trực tiếp từ đơn vị bác sĩ thú y uy tín.
Đến với Funpet – Hệ thống Bệnh viện thú y trên toàn quốc, thú cưng của bạn sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Cách chăm sóc khi chó bị viêm hô hấp trên
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, cho chó có một không gian yên tĩnh và thoáng đãng để nghỉ ngơi cũng như tránh xa khói thuốc lá và các chất ô nhiễm khác.
Lau sạch quanh mắt khi mắt chó bị viêm đỏ và nhỏ mắt 1-2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý (NaCL 0.9%).
Rửa mũi cho chó bằng nước muối sinh lý dạng phun, xịt nếu chó sổ mũi, 2-3 lần/ ngày.
Biện pháp phòng ngừa chó khỏi bệnh viêm đường hô hấp
Để phòng ngừa viêm đường hô hấp ở chó, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
Vệ sinh môi trường sống: Giữ cho môi trường sống của chó sạch sẽ, khô thoáng để tránh phát sinh nấm và virus.
Tiêm phòng vacxin định kỳ: Tiêm phòng các loại vaccine như Nobivac DHPPi + L để phòng bệnh Carré, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto. Các loại vaccine khác như Recombitek C6/CV cũng phòng được nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để chó có sức đề kháng tốt, giúp chó cưng tăng cường hệ miễn dịch.
Giữ ấm cho chó: Đặc biệt trong mùa lạnh, cần giữ cho chó ấm bằng cách đặt chó trong phòng ấm, cho chó mặc áo ấm và bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng
Kiểm tra giun tim định kỳ: Định kỳ kiểm tra giun tim chó để phòng ngừa các bệnh lý hô hấp do ký sinh trùng gây ra.
Tránh tiếp xúc với chó đang bị bệnh: Hạn chế tiếp xúc của chó với các động vật khác có thể mang mầm bệnh, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông động vật.
Chăm sóc sức khỏe tổng quát: Thăm khám định kỳ tại bác sĩ thú y để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Khi chó bị viêm đường hô hấp, việc giữ cho chó ăn uống đầy đủ và cung cấp đủ nước uống là rất quan trọng. Nếu chó có biểu hiện biếng ăn, bạn có thể thử sử dụng gel dinh dưỡng hoặc thức ăn mềm dễ tiêu hóa để kích thích vị giác của bé.
Câu hỏi thường gặp
Tác động của bệnh viêm đường hô hấp đối với hệ hô hấp của chó?
Bệnh viêm đường hô hấp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của chó, bao gồm:
Viêm nhiễm: Viêm đường hô hấp có thể dẫn đến viêm nhiễm các bộ phận khác nhau của hệ hô hấp, bao gồm mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi. Viêm nhiễm có thể gây ra các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, khó thở và sốt.
Tổn thương: Viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến tổn thương phổi, khiến chó khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
Suy giảm chức năng: Viêm đường hô hấp có thể làm giảm chức năng của hệ hô hấp, khiến chó khó hấp thu oxy và thải carbon dioxide.
Làm thế nào để giúp chó vui vẻ và thoải mái hơn khi bị bệnh?
Dành cho chó một không gian yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi.
Dành thời gian chơi với chó và vuốt ve chó để giúp chó cảm thấy được yêu thương và quan tâm.
Cho chó ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.
Đi dạo nhẹ nhàng cho chó để giúp chó vận động và giải tỏa căng thẳng.
Cho chó uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.