Bệnh Care, hay còn gọi là bệnh sài sốt, là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chó, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về bệnh Care, các dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn tiến triển của bệnh, cũng như hướng dẫn chi tiết về cách điều trị và chăm sóc chó mắc bệnh Care để tăng khả năng phục hồi cho thú cưng của bạn.
Bệnh Care (bệnh sài sốt) ở chó là gì?
Bệnh Care ở chó là một bệnh truyền nhiễm do virus CDV gây ra. Virus này lây lan qua đường hô hấp (tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, miệng của chó bệnh) và đường tiêu hóa (phân của chó bệnh). Bệnh Care có khả năng lây lan nhanh chóng và phổ biến trên toàn thế giới. Mọi giống chó và mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên, chó con (3-6 tháng tuổi) và chó chưa được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ cao nhất. Triệu chứng ban đầu thường là sốt cao, sau đó bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột, viêm não…
Cơ chế virus xâm nhập và lây bệnh Care ở chó
Virus care xâm nhập vào cơ thể chó chủ yếu qua đường hô hấp, đôi khi qua đường tiêu hóa hoặc da. Bệnh lây lan trực tiếp khi tiếp xúc với chó bệnh, hoặc gián tiếp qua việc dùng chung thức ăn, nước uống, tiếp xúc với dịch mũi, nước tiểu của chó bệnh.
Thời gian ủ bệnh thường từ 4-5 ngày, có thể dao động từ 2-3 ngày đến 2 tuần. Triệu chứng ban đầu là sốt cao, kéo dài 1-2 ngày rồi giảm. Sau đó, chó có thể sốt lại nặng hơn và xuất hiện các biến chứng như viêm phế quản-phổi, viêm ruột, viêm não.
Dấu hiệu chó mắc bệnh Care và Các giai đoạn tiến triển của bệnh
Dấu hiệu chó bị Care thường biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như sốt cao kéo dài, khó thở, viêm dạ dày ruột cấp tính kèm nôn mửa, tiêu chảy, và các triệu chứng thần kinh như co giật, run rẩy, liệt chi. Bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn khởi phát bệnh
Trong giai đoạn sớm của bệnh, chó bị Care có thể biểu hiện các triệu chứng giống như cảm cúm hoặc viêm ruột nhẹ, bao gồm:
Ho khan: Chó có thể ho khan, không kèm theo đờm.
Chảy dịch mũi và mắt: Dịch tiết từ mũi và mắt có thể trong suốt hoặc có màu vàng nhạt.
Sốt cao: Thân nhiệt chó có thể tăng lên 40°C hoặc cao hơn, kéo dài 2-3 ngày rồi giảm dần.
Chán ăn: Chó có thể ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn.
Tiêu chảy nhẹ: Phân có thể lỏng và không có máu.
Thời gian ủ bệnh của virus Canine Distemper (CDV) thường kéo dài từ 3-6 ngày. Trong giai đoạn này, virus xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp hoặc tiêu hóa và nhân lên trong các hạch bạch huyết.
Các triệu chứng ban đầu thường chỉ kéo dài 2-4 ngày rồi giảm dần, khiến nhiều người chủ nuôi nhầm tưởng rằng chó đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn sớm của bệnh Care.
Giai đoạn trung bệnh
Sau 7-14 ngày, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn cấp tính với các triệu chứng nặng hơn như:
Sốt cao dai dẳng: Thân nhiệt của chó tiếp tục tăng cao, thường trên 40°C, và khó hạ sốt bằng các biện pháp thông thường.
Biếng ăn và suy nhược: Chó chán ăn hoặc hoàn toàn bỏ ăn, dẫn đến giảm cân nhanh chóng. Chó trở nên yếu ớt, mệt mỏi và lờ đờ.
Triệu chứng hô hấp: Chảy dịch mũi đặc, ho khan dữ dội, thở nhanh và khó khăn. Giác mạc có thể bị viêm, đỏ, và chảy nước mắt hoặc loét.
Giai đoạn hậu kỳ
Thân nhiệt: Chó hạ sốt hoặc trở về nhiệt độ bình thường.
Triệu chứng hô hấp và tiêu hóa: Ho khan kéo dài, dịch mũi đặc và có thể chuyển sang mủ khô. Tiêu chảy nặng, phân lẫn máu hoặc chất nhầy, mùi hôi tanh. Chó có thể bị viêm dạ dày ruột mãn tính, dẫn đến mất nước và suy kiệt.
Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng thần kinh như co giật, run rẩy, liệt chi, mất điều hòa vận động trở nên rõ rệt hơn. Chó có thể đi loạng choạng, chảy nước dãi nhiều, lười vận động.
Triệu chứng ở da và mắt: Nốt ban đỏ kích thước nhỏ (kích thước hạt gạo) xuất hiện ở vùng bụng, bẹn, có thể vỡ ra và đóng vảy tiết. Mắt bị viêm loét nặng, chảy mủ hoặc không thể mở mắt.
Chó bị Care giai đoạn Cuối
Trong giai đoạn cuối của bệnh Care, tình trạng của chó trở nên rất nghiêm trọng, và tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối:
Tình trạng nguy kịch toàn thân: Chó gầy yếu, hốc hác, bụng tóp, lông xơ xác, thường nằm liệt một chỗ, không có khả năng vận động.
Suy kiệt vận động: Chó đi lại loạng choạng, khó khăn hoặc nằm liệt một chỗ, không thể mở mắt và thường tử vong trong vòng 12-24 giờ.
Triệu chứng thần kinh (nếu mắc bệnh trên 10 ngày): Chó có thể co giật, đâm sầm vào tường, co giật khi gặp vật cản hoặc sùi bọt mép.
Ở giai đoạn cuối này, tỷ lệ tử vong của chó mắc bệnh Care lên tới 99%. Các biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ và giảm nhẹ triệu chứng như truyền dịch, sử dụng kháng sinh, thuốc bổ, chăm sóc vệ sinh. Tuy nhiên, cơ hội sống sót của chó là rất thấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ các giai đoạn đầu.
Hướng điều trị bệnh Care ở chó
Hiện nay, bệnh Care chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện chó mắc bệnh, cần thực hiện cách ly ngay lập tức để ngăn chặn lây lan sang các bé chó khỏe mạnh khác. Đồng thời, đưa chó đến cơ sở thú y để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.
Do virus Care tấn công nhiều cơ quan trong cơ thể, việc điều trị cần tập trung vào các biện pháp hỗ trợ toàn diện, kiểm soát nhiễm trùng kế phát và nâng cao sức đề kháng cho chó:
1. Bù nước và điện giải:
Tiêu chảy và nôn mửa khiến chó mất nước và điện giải nghiêm trọng. Truyền dịch là biện pháp cấp thiết để bù đắp lượng dịch đã mất, giúp chó nhanh chóng hồi phục.
Đường truyền: các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm dưới da, tiêm xoang bụng hay truyền tĩnh mạch tùy thuốc vào thể trạng từng bạn chó.
Lưu ý khi truyền dịch:
Cần theo dõi sát sao tình trạng của chó trong quá trình truyền dịch để phát hiện sớm các dấu hiệu sốc dịch truyền như run rẩy, nôn mửa, co giật, thậm chí tử vong. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cần giảm tốc độ truyền dịch (15-25 giọt/phút), kiểm tra lại liều lượng và loại dịch truyền, hoặc ngừng truyền dịch nếu cần thiết.
Ngừng truyền dịch nếu các triệu chứng sốc không thuyên giảm.
Khi chó bị tiêu chảy mất nước và điện giải, cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách giảm nhu động ruột và giảm lượng nước tiểu. Sau khi truyền dịch, tế bào sẽ nhận được nước, nhu động ruột được phục hồi, và chó có thể đi ngoài trở lại. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường.
2. Sửu dụng thuốc Kháng sinh:
Sử dụng kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng kế phát, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Lựa chọn kháng sinh dựa trên đánh giá lâm sàng và tình trạng của chó. Bác sĩ sẽ kê đơn các một số loại kháng sinh phổ rộng, kháng sinh giúp giảm chảy máu dạ dày, ruột hay kháng sinh chống nhiễm trùng hô hấp.
3. Điều trị các triệu chứng:
Trong phác đồ điề trị dựa trên triệu chứng như Nôn mửa, tiêu chảy ra máu, khó thở, chảy dịch mũi
4. Sử dụng thuốc bổ trợ:
Sẽ có thêm thuốc bổ trợ để bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột, cầm máu, bổ sung máu, cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Lưu ý:
Đây chỉ là phác đồ điều trị tham khảo. Việc lựa chọn thuốc và liều lượng phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ thú y dựa trên tình trạng cụ thể của từng bé chó.
Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị tại nhà.
Chăm sóc, theo dõi sát sao quá trình điều trị, đảm bảo chó được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Cách phòng ngừa bệnh Care ở chó
Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng ngừa bệnh Care hiệu quả nhất. Hiện nay trên thị trường đã có vaccine 5 bệnh, 7 bệnh dành cho chó, trong đó sẽ bao gồm ngừa bệnh Care.
Bạn nên đưa chó đi chích ngừa đầy đủ, tốt nhất là tiêm lúc sớm khi chó con đủ 35 tuần tuổi. Funpet có cung cấp dịch vụ tiêm phòng và tái chủng định kỳ cho thú cưng, sử dụng hãng vaccine Zoetis đến từ Mỹ, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu và an toàn cho thú cưng của bạn.
Vệ sinh môi trường: Thực hiện vệ sinh chuồnTg trại và môi trường xung quanh thường xuyên, sử dụng các chất khử trùng như dung dịch formalin hoặc sodium hydroxide (NaOH) để tiêu diệt virus trong môi trường.
Chăm sóc dinh dưỡng: Đảm bảo chó được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, các nhóm chất cũng như cân đối giữa thức ăn tươi và thức ăn hạt khô, thức ăn đóng gói sẵn để tăng cường sức đề kháng.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây: Tránh để chó tiếp xúc với chó bệnh hoặc các vật dụng có khả năng mang mầm bệnh như bát ăn, đồ chơi của chó bệnh. Hạn chế đưa chó đến những nơi đông đúc, tiếp xúc với nhiều chó khác.
Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến “Bệnh Care ở chó”
Chó bị Care bao lâu thì chết?
Thời gian từ khi chó mắc bệnh đến khi có thể tử vong phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe của chó, và biện pháp điều trị. Trung bình chó bị bệnh Care có thể tử vong trong vòng vài tuần đến hơn một tháng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả
Bệnh Care ở chó có lây sang người không?
Bệnh Care ở chó, do virus Canine Distemper (CDV) gây ra, không có khả năng lây nhiễm sang người. Virus này chỉ gây bệnh ở một số loài động vật, chủ yếu là họ chó (Canidae) bao gồm chó nhà, chó hoang, sói, cáo, và một số loài động vật hoang dã khác như chồn, gấu trúc, sư tử biển và hải cẩu. Do đó, bạn không cần lo lắng về việc lây nhiễm bệnh Care từ chó.
Chó sau khi khỏi bệnh Care có khả năng bị tái nhiễm lần nữa không?
Sau khi khỏi bệnh Care, chó sẽ phát triển miễn dịch suốt đời với virus Canine Distemper (CDV) và không còn nguy cơ tái nhiễm. Nói cách khác, một khi chó đã vượt qua bệnh Care, chúng sẽ không còn mắc lại bệnh này nữa.
Câu hỏi thường gặp
Các triệu chứng thường gặp khi chó mắc bệnh Care là gì? Bệnh tiến triển qua những giai đoạn nào?
Bệnh Care ở chó thường biểu hiện qua 4 giai đoạn: khởi phát với các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, chảy nước mũi; giai đoạn trung bệnh với sốt cao, bỏ ăn, suy nhược; giai đoạn hậu kỳ với các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa nặng; và giai đoạn cuối với tổn thương thần kinh nặng nề. Nhận biết sớm các dấu hiệu và giai đoạn của bệnh là rất quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời, tăng khả năng cứu sống cho chó.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Care ở chó hiệu quả?
Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng ngừa bệnh Care hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ như tẩy giun sán định kỳ, vệ sinh môi trường sống của chó, cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Chó mắc bệnh Care có chữa khỏi được không?
Hiện nay, bệnh Care chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, kiểm soát triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho chó. Khả năng hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, sức khỏe của chó và phác đồ điều trị.