Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó có nguy hiểm không?

Picture of Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
  • Tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • 10 năm kinh nghiệm điều trị nội khoa chó mèo
  • 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật ngoại khoa chó mèo
bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó, hay còn gọi là bệnh Brucellosis, đang rình rập sức khỏe của những người bạn bốn chân, gieo rắc nỗi ám ảnh cho không ít chủ nuôi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về bệnh sảy thai truyền nhiễm giúp bạn có thể bảo vệ chó cưng một cách tốt nhất.

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó là gì?

Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên chó là một căn bệnh do vi khuẩn Brucella canis gây ra. Đây là loại vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, có kích thước nhỏ (1.0 đến 1.5 μm). Vi khuẩn này thường lây lan qua đường sinh sản và tiếp xúc với các mô từ những cái thai bị sảy. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây qua sữa của chó mẹ bị nhiễm bệnh. Brucella canis có thể tồn tại trong môi trường ổn định lên tới 2 tháng, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ lạnh và có mảnh vụn hữu cơ. Tuy nhiên, bên ngoài cơ thể, vi khuẩn này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn và có thể bị bất hoạt bởi các chất khử trùng như iodophors hoặc các hợp chất amoniac bậc bốn và ánh sáng mặt trời. Chó mẹ bị nhiễm bệnh này thường tự sảy thai và có thể giảm khả năng sinh sản một cách đáng kể. Điều này không chỉ xảy ra một lần mà có thể tiếp diễn trong các lần mang thai tiếp theo nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu chó mẹ vẫn sinh con, những chú chó con thường chết do nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của chúng còn rất yếu, không đủ khả năng chống lại vi khuẩn. Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên chó rất dễ lây lan, cả trên chó đực và chó cái.

Những loại vi khuẩn thường gặp gây ra bệnh sảy thai truyền nhiễm:

Có tám loài vi khuẩn Brucella thường gặp, bao gồm Brucella abortus (trâu bò), Brucella canis (chó), Brucella melitensis (dê, cừu), Brucella neotomae (loài gặm nhấm), Brucella ovis (cừu), và Brucella suis cùng các biovars của nó (heo, trâu, bò, thỏ rừng, động vật gặm nhấm, móng guốc và hoang dã). Ngoài ra, còn có hai loại Brucella mới là Brucella ceti và Brucella pinnipedialis đã được phân lập từ động vật có vú như hải cẩu, hải mã.

Cách lây truyền của bệnh sảy thai truyền nhiễm

Bệnh sảy thai truyền nhiễm rất dễ lây lan ở chó đực và chó cái. Những chú chó bị nhốt trong cũi thường dễ bị ảnh hưởng, nhưng ngay cả những chú chó không bị nhốt trong cũi cũng có thể mắc bệnh. Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó lây lan chủ yếu qua các con đường sau:

Đối với chó cái, chúng có thể bị lây nhiễm khi động dục, trong giao phối, hoặc sau khi sảy thai khi tiếp xúc giữa miệng, lưỡi với dịch âm đạo của chó bị bệnh. Bệnh cũng có thể truyền qua sữa và nhau thai.

Đối với chó đực, vi khuẩn chứa trong tuyến tiền liệt và mào tinh hoàn khi được đưa ra ngoài qua nước tiểu và tinh dịch là nguồn lây nhiễm chính. Các đường truyền khác bao gồm dụng cụ nội soi âm đạo, truyền máu, thụ tinh nhân tạo, và sử dụng ống bơm hoặc kim tiêm đã nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện nuôi nhốt và tuổi của thú cưng.

Do đặc tính lây lan qua nhiều con đường và khả năng tồn tại trong môi trường, việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong việc quản lý sức khỏe và môi trường sống của chó.

Dấu hiệu của bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó

Dấu hiệu của bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó bao gồm:

– Chó lười vận động.

– Chó cái: sảy thai, chảy máu dịch âm đạo màu xanh hoặc xám, viêm âm đạo.

– Chó đực: có thể gặp phải tình trạng phì đại tinh hoàn, viêm da bìu, teo một hoặc hai bên tinh hoàn, liệt chi sau.

– Chó con: chết từ ngày 45 – 60 của thai kỳ, phù nề dưới da, tắc nghẽn và xuất huyết da bụng.

Cả hai giới tính đều có thể xuất hiện dấu hiệu như hạch lympho ngoại vi sưng to, nồng độ globulin trong máu cao. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến vô sinh, viêm tủy xương hoặc viêm đa khớp của xương chi cũng có thể xảy ra, gây què quặt.

Chẩn đoán bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó

Chẩn đoán bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó thường dựa vào các xét nghiệm lâm sàng và phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm lâm sàng bao gồm:

– Xét nghiệm máu: Phát hiện tăng globulin huyết và giảm albumin huyết mãn tính.

– Dịch hút hoặc mẫu sinh thiết từ hạch bạch huyết: Có thể cho thấy phì đại hạch bạch huyết.

– Tăng lympho bào và nồng độ protein trong dịch não tủy: cũng là dấu hiệu của bệnh.

– Phim X-quang: Có thể cho thấy nhiễm trùng đĩa đệm.

– Kiểm tra tinh dịch: Đặc biệt ở chó đực, kiểm tra tinh dịch thường cho thấy bất thường rõ rệt từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 sau khi nhiễm bệnh. Các bất thường bao gồm tinh trùng chưa trưởng thành, phần đầu tinh trùng biến dạng, phần giữa sưng lên, và giữ lại các giọt nguyên sinh. Đến tuần thứ 15, đuôi tinh trùng uốn cong, đầu tách ra và ngưng kết phần đầu được quan sát thấy. Hơn 90% tinh trùng có thể bất thường sau 20 tuần, và không tạo tinh trùng tương ứng với teo tinh hoàn hai bên trên chó đực.

BỆNH XẢY THAI TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (CANINE BRUCELLOSIS) - Faculty of Veterinary Medicine

– Xét nghiệm huyết thanh học: sử dụng 2-mercaptoethanol (ME) kiểm tra ngưng kết nhanh trên phiến kính (RSAT; ME RSAT) được ưu tiên vì không tốn kém, nhanh chóng và đặc hiệu.

Ngoài ra, phản ứng ngưng kết ống (TAT) cũng được sử dụng nhưng thường cho kết quả dương tính giả. Test Elisa cũng có thể được sử dụng để phát hiện kháng thể chống lại vi khuẩn Brucella trong máu hoặc sữa.

Điều trị bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó

Điều trị bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó thường không đảm bảo hoàn toàn và vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể của chó. Các phương pháp điều trị bao gồm:

1. Sử dụng kháng sinh: Do Brucella sống ký sinh nội bào, việc sử dụng thuốc kháng sinh phải đảm bảo tan trong lipid, thâm nhập vào mô và đạt nồng độ nội bào cao như Doxycycline, minocycline. Không nên điều trị bằng một phác đồ duy nhất mà nên kết hợp 3-4 loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị và tránh tái phát. Minocycline hoặc doxycycline kết hợp với streptomycin cho hiệu quả cao nhất.

2. Cách ly và quản lý: Chó nhiễm bệnh cần được cách ly để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trang trại nuôi giống và các môi trường nơi có nhiều chó giao tiếp với nhau.

Nếu xét nghiệm máu hai lần âm tính với B. canis sau 3 tháng, có thể ngừng điều trị. Do tính chất phức tạp và khó khăn trong việc điều trị bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để định rõ tình trạng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. 

Phòng ngừa chó bị sảy thai truyền nhiễm

Để phòng ngừa bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó, các biện pháp sau đây có thể được áp dụng:

1. Kiểm tra huyết thanh: Đối với chó giống, cần kiểm tra huyết thanh 3 – 4 tuần trước khi giao phối để đảm bảo chúng không mang mầm bệnh.

2. Khử trùng dụng cụ: Cần khử trùng các đồ dùng cho thú, bao gồm dụng cụ nội sôi âm đạo, truyền máu, và thụ tinh nhân tạo để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

3. Cách ly và quản lí chó bị nhiễm bệnh: Chó nhiễm bệnh cần được cách ly và chữa trị để ngăn ngừa sự lây truyền và tác động tiêu cực của bệnh.

4. Vệ sinh môi trường sống: Duy trì vệ sinh môi trường sống của chó, bao gồm chuồng trại và khu vực xung quanh, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

5. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để định rõ tình trạng sức khỏe của chó và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nếu nghi ngờ chó có dấu hiệu của bệnh.

Sảy thai truyền nhiễm ở chó là một bệnh lý nguy hiểm, vì thế việc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trong quá trình điều trị là rất cần thiết. Đừng ngần ngại liên hệ phòng khám thú cưng Funpet – người bạn đồng hành tin cậy, luôn sát cánh trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của bạn.

Các biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa bệnh sảy thai truyền nhiễm mà còn bảo vệ sức khỏe chung cho cả đàn chó, đặc biệt quan trọng trong các trang trại nuôi giống và các môi trường nơi có nhiều chó giao tiếp với nhau.

Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó có thể lây sang người không?

Mặc dù hiếm, nhưng bệnh Brucella có thểis có thể lây truyền từ chó sang người thông qua tiếp xúc với dịch tiết nhiễm bệnh. Người mắc bệnh này có thể gặp các triệu chứng giống với nhiễm bệnh ở chó và bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người.

Câu hỏi thường gặp

Tôi nên làm gì nếu tôi nghi ngờ chó của mình bị bệnh sảy thai truyền nhiễm?

Hãy đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó không?

Có, bệnh Sảy Thai truyền nhiễm có thể làm giảm khả năng năng sinh sản của cả chó cái và chó đực. Điều này có thể gây ra vấn đề trong việc nuôi giống chó và ảnh hưởng đến khả năng tái sản xuất trong một đàn chó.

Triệu chứng của bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó là gì?

Triệu chứng của bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó bao gồm:

– Chó cái: sảy thai, chảy máu dịch âm đạo màu xanh hoặc xám, viêm âm đạo.

– Chó đực: phì đại tinh hoàn, vìêm da bìu, teo tinh hoàn, liệt chi sau.

– Chó con: chết từ ngày 45 – 60 của thai kỳ, phù nề dưới da, tắc nghẽn và xuất huyết da bụng.

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó lây lan như thế nào?

Bệnh lây lan qua nhiều con đường, bao gồm:

– Tiếp xúc với dịch tiết nhiễm bệnh từ chó cái trong động dục, giao phối hoặc sau khi sảy thai.

– Qua sữa, nhau thai, tinh dịch và nước tiểu.

– Sử dụng dụng cụ nội soi âm đạo, truyền máu, thụ tinh nhân tạo và sử dụng ống bơm, kim tiêm nhiễm bệnh.

Kết luận

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở chó có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Chủ nuôi cần nâng cao ý thức phòng bệnh và đưa chó đi khám thú y định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của mình.

Nội dung bài viết