Cách chữa vết thương hở cho chó là điều bạn quan tâm khi chó bị vết thương rách da, vết thương khá nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như va đập, cắn xé, hoặc tai nạn. Việc xử lý vết thương hở đúng cách và kịp thời cho chó không chỉ giúp giảm đau đớn cho thú cưng mà còn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Ở bài viết này, Funpet sẽ hướng dẫn bạn cách sát trùng và chữa vết thương hở cho chó một cách hiệu quả và an toàn tại nhà.
Các nguyên nhân khiến cho chó bị thương
1. Tai nạn:
Rơi hoặc ngã từ độ cao: Chó con, đặc biệt là các giống chó nhỏ, có thể bị thương do rơi hoặc ngã từ ban công, cầu thang. Các tổn thương thường gặp bao gồm gãy xương, bong gân, trật khớp, tổn thương nội tạng.
Bị xe đâm: Khi tham gia giao thông, chó có thể bị xe đâm dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng như gãy xương, chấn thương sọ não, tổn thương nội tạng.
2. Chấn thương do va chạm:
Va chạm với vật dụng: Chó có thể lao vào gương kính, cửa sổ, hoặc các vật dụng khác trong lúc nô đùa hoặc đuổi theo côn trùng, dẫn đến các vết rách, bầm tím, hoặc chấn thương mắt.
Bị các con vật khác tấn công: Chó có thể bị cắn hoặc xé bởi các con vật khác, dẫn đến các vết thương hở nghiêm trọng.
- Bị vật sắc nhọn đâm: Chó có thể bị đâm bởi kim, dao, hoặc các vật sắc nhọn khác.
3. Bỏng:
Bỏng do lửa: Chó có thể bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với lửa, tàn lửa, hoặc các vật dụng nóng.
Bỏng do nước sôi: Chó có thể bị bỏng do tiếp xúc với nước sôi hoặc hơi nước nóng.
Bỏng do điện giật: Bỏng do điện giật có thể gây tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả nội tạng của chó.
Khi chó của bạn không may mắc phải những sự cố trên, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và đánh giá mức độ của vết thương. Dựa vào các hướng dẫn và biện pháp chăm sóc đúng đắn, bạn có thể giúp chó của mình hồi phục nhanh chóng và an toàn. Điều này bao gồm việc làm sạch vết thương, ngăn chặn nhiễm trùng và cung cấp sự chăm sóc thích hợp cho đến khi chó hồi phục hoàn toàn.
Các trường hợp bắt buộc phải đưa chó đến bác sĩ thú y
Trong trường hợp chó của bạn gặp phải những vấn đề sau đây, việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là điều cần thiết và không nên tự xử lý tại nhà. Các bác sĩ thú y khuyến cáo rằng chỉ khi các vết thương không nghiêm trọng, bạn mới có thể áp dụng các biện pháp sơ cứu ban đầu theo hướng dẫn.
Vết thương hở quá sâu hoặc rộng lớn
Nếu vết thương quá sâu hoặc rộng lớn, vượt quá 3cm, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú cưng để được chẩn đoán và điều trị chuyên nghiệp. Những vết thương như vậy có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng và cần được xử lý cẩn thận.
Vết thương hở ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng
Khi vết thương ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng hoặc các bộ phận quan trọng khác của cơ thể, những vết thương như vậy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu vết thương hở nhiễm trùng nghiêm trọng
Khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như có mủ, hoặc vùng da xung quanh vết thương sưng tấy và đỏ. Nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
Hướng dẫn xử lý vết thương hở cho chó đúng cách
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư y tế
Trước tiên muốn sơ cứu và điều trị vết thương của chú chó thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:
- Tông đơ hoặc kéo cắt.
- Gel bôi trơn gốc nước (gel vô trùng KY)
- Nước ấm.
- Khăn sạch hoặc một miếng vải mềm.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc sát trùng (phổ biến và dễ mua nhất là Povidine 10% chai màu vàng)
- Loa chống liếm.
- Băng gạc y tế.
Thực hiện các bước chữa vết thương hở cho chó
Bước 1: Chuẩn bị tư thế sơ cứu
Trước hết, hãy đảm bảo an toàn cho bản thân và người hỗ trợ bằng cách sử dụng rọ mõm cho chó nếu cần thiết. Đặt chó nhỏ lên bàn hoặc kệ bếp, còn chó lớn thì nên để trên sàn nhà để thuận tiện trong việc sơ cứu.
Bước 2: Cầm máu
Áp dụng áp lực nhẹ nhàng bằng khăn sạch lên vết thương để ngăn chảy máu. Lưu ý, tùy vào vị trí vết thương sẽ quyết định lượng máu chảy ra. Ví dụ như chó bị thương ở mũi hay tai thì sẽ chảy nhiều máu hơn khi bị thương ở chân hoặc thân.
Bước 3: Cạo lông xung quanh vết thương
Sử dụng tông đơ để cạo lông quanh vết thương, sau đó bôi gel trơn vô trùng để làm dịu da, đỡ đau rát cho chó hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng (lông thừa bay trong không khí sẽ dính vào gel chứ không dính trực tiếp vào vết thương). Sau đó dùng khăn mềm để lau sạch gel và lông còn sót lại.
Bước 4: Vệ sinh và làm khô vùng da
Rửa sạch vùng da vừa cạo lông bằng nước ấm hoặc bạn có thể dùng ống tiêm không đầu kim để hút nước vào rồi phun lên vết thương (dùng áp lực nước để rửa trôi cát và đất trong trường hợp vết thương dính bẩn) sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
Bước 5: Sử dụng dung dịch sát khuẩn
Bôi dung dịch sát khuẩn quanh vết thương nhưng tránh bôi trực tiếp lên vết thương để không gây kích ứng.
Bước 6: Áp dụng thuốc mỡ kháng khuẩn
Dùng thuốc mỡ chứa bacitracin, neomycin và polymyxin B bôi trực tiếp lên vết thương để kháng khuẩn.
Bước 7: Ngăn chó liếm vết thương
Sau khi vệ sinh xong thì dùng băng gạc trắng băng bó vết thương lại, lưu ý không quấn quá chặt (bạn để ý nếu thấy xung quanh bị sưng thì do máu khó lưu thông đó, bạn nới lỏng băng ra nha). Sử dụng vòng chống liếm để chó không thể liếm vào vết thương, đồng thời kiểm tra và thay băng hàng ngày (8 tiếng thay một lần).
Bước 8: Theo dõi và duy trì điều trị
Tiếp tục làm sạch vùng xung quanh vết thương và bôi thuốc kháng sinh 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.
Theo dõi xem chó có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hay không. Triệu chứng là sưng, đau, đỏ và tiết dịch. Theo dõi những dấu hiệu đó, đặc biệt là chất dịch có máu hoặc màu vàng.
Nếu trong trường hợp chưa thể đưa chó đi thú y và biểu hiện nhiễm trùng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo cách xử lý ở bài viết Làm Gì Để Sơ Cứu Chó Bị Nhiễm Trùng Vết Thương Kịp Thời Tại Nhà?
Nhưng tốt hơn hết, chúng tôi vẫn khuyên bạn hãy đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được kiểm tra và tư vấn thêm để đảm bảo an toàn.
Bác sĩ Funpet giải đáp thắc mắc thêm về các trường hợp ít gặp
Có cần phải khâu vết thương hở cho chó không?
Câu trả lời: Không phải lúc nào cũng cần phải khâu vết thương hở cho chó. Tùy thuộc vào độ sâu, rộng của vết thương mà bác sĩ thú y sẽ quyết định có cần khâu hay không. Một số vết thương nông có thể để tự lành mà không cần khâu.
Có nên dùng thuốc kháng sinh để chữa vết thương hở cho chó không?
Câu trả lời: Việc sử dụng thuốc kháng sinh khi chữa vết thương hở cho chó là cần thiết, đặc biệt là với những vết thương sâu, rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng.
Có nên dùng thuốc tê khi chữa vết thương hở cho chó không?
Câu trả lời: Việc sử dụng thuốc tê khi chữa vết thương hở cho chó là tùy trường hợp. Với những vết thương sâu, rộng hoặc cần phải khâu, bác sĩ thú y có thể sử dụng thuốc tê tại chỗ để giảm đau cho chó trong quá trình điều trị.
Có nên cho chó uống thuốc giảm đau khi bị vết thương hở không?
Câu trả lời: Việc sử dụng thuốc giảm đau khi chó bị vết thương hở là cần thiết để giảm đau và khó chịu cho chó. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng của chó.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao việc chữa trị vết thương hở cho chó là quan trọng?
Câu trả lời: Việc chữa trị vết thương hở cho chó là quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng tốc độ lành vết thương và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Nếu phát hiện chó bị vết thương, làm thế nào để xác định liệu vết thương đó cần chữa trị tại nhà hay phải đưa chó tới bác sĩ thú y?
Câu trả lời: Nếu vết thương mở quá sâu, rộng lớn, ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như sưng tấy, đỏ và có mủ, thì cần đưa chó tới bác sĩ thú y ngay lập tức. Trong trường hợp vết thương nhỏ và không gây ra các dấu hiệu lo lắng, bạn có thể thực hiện chữa trị tại nhà.