Do đâu mà chó bị giun móc? Phương pháp xử lý, chăm sóc

Picture of Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
  • Tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • 10 năm kinh nghiệm điều trị nội khoa chó mèo
  • 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật ngoại khoa chó mèo
chó bị giun móc

Giun móc là loại giun ký sinh đường ruột phổ biến ở chó, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng. Nếu không được điều trị kịp thời, giun móc có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa chó bị nhiễm giun móc, giúp bảo vệ sức khỏe cho người bạn bốn chân của bạn.

Giun móc là gì?

Tác nhân gây bệnh giun móc trên chó có tên khoa học Ancylostoma caninum. Loại giun này là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở chó, đặc biệt là chó con. Trong giai đoạn 4 của ấu trùng giun móc có thể gây thiếu máu và viêm ruột nặng cho chó. Chó bị nhiễm giun móc có thể tử vong do tác động của kí sinh trùng này.

Đặc điểm giun móc thường ký sinh ở chó:

Giun móc thường ký sinh trong phần ruột non của chó. Các đặc trưng để nhận biết loài giun này bao gồm:
– Màu sắc hồng nhạt.
– Miệng giun sâu và rộng.
– Sở hữu ba cặp răng lớn.
– Giun trưởng thành có kích thước từ 5-19mm. Hình dáng của giun móc cũng phụ thuộc vào giới tính. Cụ thể, giun cái có thể dài từ 10 đến 21mm, với cơ quan sinh dục nằm ở phần sau của cơ thể, có đuôi nhọn. Ngược lại, giun đực thường ngắn hơn, chỉ dài tối đa 12mm, và có túi đuôi phát triển với hai gai giao cấu cân xứng.
Khi chó nhiễm giun móc, trứng giun sẽ được thải ra ngoài qua phân, từ đó trở thành nguồn lây lan trứng giun trong môi trường. Kích thước của trứng giun móc dao động từ 0,06 đến 0,066mm về chiều dài và từ 0,037 đến 0,042mm về chiều rộng. Trứng này sau khi được thải ra ngoài sẽ tiếp tục phát triển và bắt đầu một chu kỳ ký sinh mới trong khoảng từ 14 đến 20 ngày.

chó bị giun móc

– Ấu trùng giun móc có thể xâm nhập vào cơ thể chó qua đường miệng khi nuốt phải hoặc qua da, kẽ móng chân.

Nguy cơ và cách lây nhiễm giun móc ở chó

Chó bị nhiễm giun móc từ:

– Giun móc có thể xâm nhập trực tiếp thông qua bám vào da của chó cưng.

– Chó có thể bị nhiễm giun móc qua đường miệng, da hoặc từ mẹ sang con qua nhau thai và sữa mẹ.

– Môi trường ẩm ướt, bóng râm và ô nhiễm phân là điều kiện thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun phát triển.

– Con người cũng có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun móc từ chó, mèo gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da

Triệu chứng khi chó bị nhiễm giun móc

Hầu hết các bé chó nhiễm giun móc đều có ngoại hình gầy nhom, kén ăn, thiếu sức sống. Dưới đây là chi tiết các triệu chứng khi chó bị nhiễm giun móc:

1. Vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa:

Giun móc là loại ký sinh chủ yếu ở đường ruột của chó. Do đó, các bé cún thường có biểu hiện như:

– Tiêu chảy có máu: Phân có màu đen hoặc nâu sẫm, có lẫn máu tươi hoặc nhầy máu, có mùi tanh khẳm đặc trưng. Giun móc có 3 đôi răng lớn giúp chúng bám chặt vào niêm mạc ruột non. Hành động này gây ra tổn thương, xuất huyết và viêm loét ở ruột non.

– Buồn nôn, nôn mửa: Chó có biểu hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn hoặc nôn ra giun móc trưởng thành.

– Chán ăn hoặc bỏ ăn: Do giun móc làm tổn thương đường tiêu hóa, chó bị mất ngon miệng, kén ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

– Đau bụng dữ dội ở chó con: Ở chó giun móc thường diễn biến cấp tính và nguy hiểm hơn. Chó con bị nhiễm nặng có thể bị đau bụng dữ dội, kêu la và tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

2. Về da, ngoại hình:

– Ngứa ngáy, tự cắn rách da: Ấu trùng giun móc có thể xâm nhập qua da chó, gây ngứa ngáy khó chịu. Chó thường có biểu hiện gãi liên tục, tự cắn rách da mình, dẫn đến nhiễm trùng vết thương.

– Gầy yếu, xơ xác: Chó bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, xơ xác do giun móc hút dinh dưỡng và gây mất máu.

– Lông xù xì, vẩn đục: Lông chó trở nên xù xì, vẩn đục do thiếu dinh dưỡng.

3. Về huyết học:

Giun móc cũng “dò tìm” vị trí động mạch để bám vào hút máu. Do đó, có thể dẫn đến:

– Gây thiếu máu nghiêm trọng: Giun móc trưởng thành bám chặt vào thành ruột non của chó nhờ có 3 đôi răng lớn và liên tục hút máu, dinh dưỡng từ vật chủ. Mỗi con giun móc có thể hút từ 0,2-0,34ml máu mỗi ngày. Khi số lượng giun nhiều, chó sẽ bị thiếu máu trầm trọng, dẫn đến tình trạng gầy yếu, xanh xao, chậm lớn.

– Phù nề: Trong trường hợp nặng, chó có thể bị phù nề do mất protein nghiêm trọng.

– Thậm chí, bé có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết và hàng loạt rối loạn về tuần hoàn, hô hấp.

4. Về hệ thần kinh:

Chất thải của giun móc chứa rất nhiều độc tố, có khả năng đầu độc chú chó. Số lượng giun móc càng nhiều thì lượng chất độc thải ra càng cao. Chất độc sẽ tác động lên hệ thần kinh, khiến: Chó cưng run rẩy, co giật hoặc mất kiểm soát. Ngoài ra, độc tố do giun móc tiết ra cũng khiến chó cưng mệt mỏi, chán ăn, lười vận động.

Phương pháp chẩn đoán chó bị nhiễm giun móc

Giun móc không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các bác sĩ tại Funpet sẽ quyết định những xét nghiệm cận lâm sàng nào bé chó của bạn cần thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng khác nữa và tiền sử bệnh của bé. Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm sinh lí máu, xét nghiệm sinh hóa máu, chụp X-ray, Siêu âm, hoặc test các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh do kí sinh trùng, soi phân.

Với tay nghề “xịn” của các bác sĩ tại Funpet HCM cùng với sự hỗ trợ của thiết bị y tế hiện đại, yên tâm là các bạn chó sẽ được chẩn đoán đúng và điều trị hết bệnh nhanh chóng.

Cách điều trị, chăm sóc khi chó bị giun móc

Phương pháp điều trị bệnh giun móc

Dựa vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của bé để có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp như:

– Cho chó uống thuốc xổ giun nhưng lưu ý rằng việc uống thuốc xổ giun chỉ có thể tiêu diệt được giun móc trưởng thành, không hiệu quả với ấu trùng và trứng giun móc.

– Các em chó con có mẹ bị nhiễm giun móc nên được tẩy giun vào lúc hai tuần tuổi.

– Lưu ý là tiếp tục cho đến khi cai sữa. Và được điều trị hàng tháng sau khi cai sữa để đảm bảo rằng tất cả ấu trùng đều được loại bỏ.

– Với bé chó mang thai, điều trị sẽ được bắt đầu hai tuần sau khi sinh. Tiếp tục trong hai đến bốn tuần sau khi sinh, để loại bỏ hết những con giun móc còn trong ruột. Đồng thời, để bảo vệ con chó con.

Trong trường hợp nghiêm trọng, chó sẽ phải nhập viện. Các biện pháp sẽ được sử dung gồm:

– Truyền dịch, truyền máu và thở oxy (nếu giun di chuyển vào phổi).

– Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu và tình trạng sức khỏe mà có liệu trình điều trị riêng. Bạn có thể cho chó cưng bổ sung dinh dưỡng, sắt.

Giun móc là một loài kí sinh trùng rất nguy hiểm và có thể bất ngờ gây tử vong ngay cả trong quá trình điều trị.

Cách chăm sóc chó bị nhiễm giun móc

Song song với việc điều trị kịp thời, bạn cũng cần chăm sóc bé chu đáo để bé sớm lành bệnh. Theo đó, bạn cần cho bé:

– Ăn chín, uống sạch. Thức ăn phải hợp vệ sinh, mềm, dễ tiêu.

– Thường xuyên cọ rửa chén ăn của bé, vệ sinh ổ ngủ, chuồng trại cho bé.

– Tắm cho bé ít nhất 1 tuần 1 lần để ấu trùng giun sán không có cơ hội bám vào cơ thể. Tắm rửa sạch sẽ cũng giúp tinh thần của bé thoải mái, phòng tránh ve rận.

– Hạn chế thả rông, để tránh bé tiếp xúc với những loại chất thải bên ngoài.

Phòng tránh giun sán cho chó

Phòng tránh giun sán cho chó cũng là cách phòng giun sán từ chó lây sang người. Vì vậy:

– Bạn cần cho các bé tẩy giun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thú y ngay khi bé được 2 tuần tuổi. Việc tẩy giun sẽ lặp lại mỗi tháng 1 lần cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Cún từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/ 1 lần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm phòng ngừa giun sán hiệu quả như Heartgard, Endogard.

– Cho chó ăn thức ăn chín, uống nước sạch và thu dọn phân chó thường xuyên.

– Tránh để chó tiếp xúc với đất hoặc cát bị ô nhiễm và giữ cho môi trường sống của chó sạch sẽ.

– Nếu bạn nghi ngờ chó mình bị nhiễm giun móc, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ chó khỏi giun móc. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ cho chó của bạn khỏe mạnh.

Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tình trạng chó bị giun móc

Giun móc có thể sống bao lâu trong môi trường ngoài cơ thể chó?

Giun móc có thể tồn tại trong môi trường ngoài cơ thể chó, đặc biệt là trong đất ẩm và bóng râm, trong một khoảng thời gian dài. Trứng giun móc nở thành ấu trùng và có thể sống trong đất từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường như độ ẩm và nhiệt độ.

Có loại thuốc nào đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị giun móc ở chó?

Có, một số loại thuốc tẩy giun như Endogard® 10 được sử dụng rộng rãi để điều trị và phòng ngừa giun móc ở chó. Thuốc này có thể diệt được nhiều loại ký sinh trùng khác nhau và thường được sử dụng định kỳ để ngăn ngừa nhiễm giun sán liên tục từ môi trường ngoài.

Giun móc có thể lây sang người không?

Giun móc từ chó có thể lây sang người, nhưng chúng không thể trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người. Ấu trùng giun móc có thể xâm nhập qua da, gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, và các đường ngoằn ngoèo dưới da, nhưng chúng không thể xâm nhập vào mạch máu và di chuyển đến phổi như trong cơ thể chó.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào bạn nên đưa bé chó đến bác sĩ thú y?

Nếu chó của bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng được đề cập phía trên bài viết, hoặc bạn có lý do để nghi ngờ chó mình có thể đã tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh, việc đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức là hết sức cần thiết.

Chó bị nhiễm giun móc có nguy hiểm không?

Nhiễm giun móc có thể rất nguy hiểm cho chó, đặc biệt là chó con. Giun móc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm thiếu máu, tổn thương ruột, suy dinh dưỡng và nghiệm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Kết luận

Nhiễm giun móc là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nguy hiểm ở chó. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ chó của mình bằng cách tẩy giun định kỳ và giữ cho môi trường sống của chó sạch sẽ. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của chó và đưa chó đến bác sĩ thú y nếu bạn nghi ngờ chó bị nhiễm giun móc.

Nội dung bài viết