Chó nôn ra dịch vàng là một triệu chứng phổ biến, có thể khiến nhiều người lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán cũng như cách điều trị khi chó bị nôn ra dịch vàng.
Nguyên nhân khiến chó bị nôn dịch vàng
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc chó gặp tình trạng nôn dịch vàng vì vậy bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân để xử lý tình trạng này hiệu quả nhất.
Do dạ dày của chó không có thức ăn
Chó không ăn trong thời gian dài (khoảng 12 giờ hoặc hơn), axit trong dạ dày sẽ không có thức ăn để tiêu hóa. Axit này có thể kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến nôn mửa. Chất nôn thường có màu vàng do axit và dịch mật vàng. Chó có thể nôn ra dịch vàng vào buổi sáng khi thức dậy, giữa đêm hoặc sau khi vận động mạnh.
Chó bị ngộ độc, dị ứng thực phẩm
Thực phẩm làm chó bị dị ứng: sản phẩm từ bơ sữa, ngô (bắp), một số loại thịt, đậu nành… Kibble có thể làm khô đường tiêu hóa và tăng nhiệt trong đường tiêu hóa. Điều đó làm cho dạ dày giãn nở và sản xuất quá nhiều axit trong dạ dày. Thức ăn hạt khô cũng có thể gây nên dị ứng với một số chú chó vì hàm lượng nước trong hạt cho chó rất thấp làm khô đường tiêu hoá, dạ dày giãn nở và sản xuất nhiều axit hơn.
Ngoài ra, chó có thể bị ngộ độc do ăn phải thức ăn ôi thiu, hóa chất độc hại, hoặc cây cỏ độc. Một số dấu hiệu khác của ngộ độc bao gồm tiêu chảy, co giật, khó thở, và lờ đờ. Nếu nghi ngờ chó bị ngộ độc, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Chó bị say nắng, say xe
Ngoài ra, chó có thể bị say xe và say tàu xe giống như người, chó bị say xe, tàu thường nôn ra dịch màu vàng, đặc biệt là những chú chó để bụng đói khi đi xe, tàu.
Chó nôn ra bọt vàng do mắc các bệnh lý
Hầu hết ở các trường hợp chó nôn ra bọt vàng không quá nguy hiểm, nó chỉ là rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, khi chó ói bọt vàng quá nhiều lần trong ngày, và xảy ra thường xuyên thì có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý như:
Nhiễm vi-rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa như viêm đường ruột, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng ruột non do ký sinh trùng hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Chất nôn có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu, và có thể lẫn với máu hoặc tiêu chảy. Một số dấu hiệu khác của nhiễm trùng bao gồm sốt, chán ăn, sụt cân, và lờ đờ.
Viêm tụy: Trong trường hợp chó ăn phải thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc không đảm bảo chất lượng, có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm tại tuyến tụy. Điều này khiến chó có thể nôn mửa liên tục từ một đến năm ngày. Thêm vào đó, chó cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng và tiêu chảy.
Bệnh gan: Bệnh gan có thể khiến chó nôn mửa, vàng da và tiêu chảy. Chất nôn thường có màu vàng do bilirubin, một chất được tạo ra khi gan phá vỡ các tế bào hồng cầu. Một số dấu hiệu khác của bệnh gan bao gồm chán ăn, sụt cân, lờ đờ, và bụng to.
Bệnh thận: Bệnh thận có thể khiến chó nôn mửa, chán ăn và sụt cân. Chất nôn thường có màu vàng do urê, một chất thải được tạo ra bởi thận.
Do đó, nếu nhận thấy chú chó của mình có các triệu chứng như vậy hãy nhanh chóng mang chúng đến thú y.
Do chó bị mắc dị vật
Chó có thể mắc dị vật do ăn phải đồ chơi, xương, hoặc các vật dụng khác. Dị vật có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, khiến chó nôn mửa để cố gắng đẩy dị vật ra ngoài. Dịch nôn có thể có màu vàng do axit trong dạ dày và dịch mật.
Để phát hiện tình trạng này, bạn có thể để ý nếu chó thường xuyên mở miệng to, bụng co thắt và có biểu hiện muốn ói. Nếu vật lạ kẹt ở họng, bạn có thể thấy phần cổ của chó phình to hoặc có thể nhìn thấy qua miệng. Trong trường hợp vật lạ mắc ở dạ dày thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn và cần sự can thiệp của bác sĩ thú y để lấy ra.
Do thay đổi chế độ ăn đột ngột
Những chú cún khi mới được nhận nuôi hoặc thay đổi môi trường sống khác và chưa kịp quen với khẩu phần ăn uống cũng sẽ dễ xảy ra tình trạng nôn mửa. Lý do thường là:
– Việc thay đổi chế độ ăn đột ngột có thể khiến hệ tiêu hóa của chó không kịp thích nghi, dẫn đến nôn mửa.
– Chó có thể nôn ra dịch vàng nếu được cho ăn thức ăn mới quá nhiều hoặc quá giàu chất béo.
– Nên thay đổi chế độ ăn của chó từ từ trong vài ngày để hệ tiêu hóa của chó có thời gian thích nghi.
Cách chữa trị khi chó bị nôn dịch vàng
Khi gặp hiện tượng này, bạn cần xử lý nhanh chóng và kịp thời để tránh bệnh nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng chú cún. Dưới đây là một số cách để bạn tham khảo:
Chia khẩu phần ăn của chó thành nhiều bữa nhỏ
Khi thấy chó của bạn nôn ra dịch màu vàng, điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh chế độ ăn của chúng thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này nhằm mục đích giúp chó luôn cảm thấy có thức ăn trong dạ dày nhưng lại không quá no, tránh được tình trạng dư thừa thức ăn tích tụ gây ra viêm nhiễm. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo rằng tổng lượng thức ăn trong một ngày phải đầy đủ cho nhu cầu của chó.
Bù nước và bổ sung điện giải cho chó
Khi chó của bạn bị nôn sẽ mất nhiều nước, việc bổ sung nước là rất quan trọng. Nếu tình trạng nôn của chó là mãn tính- tức nghiêm trọng, bạn cần đưa chúng đến phòng khám thú y để được truyền dịch. Trong trường hợp tình trạng nôn nhẹ hơn, bạn có thể cho chó uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải tại nhà.
Cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Trong những lúc bị nôn như thế này, bạn nên cho chúng ăn cơm trắng kết hợp với trứng gà luộc hoặc các loại cháo nấu đơn giản với rau và thịt. Lưu ý là hạn chế hoặc không thêm bất kỳ loại gia vị nào, nhằm giúp chó dễ tiêu hóa hơn trong giai đoạn này. Sau vài ngày làm quen, chó sẽ dần thích nghi với chế độ ăn mới. Có nhiều cách để xử lý tình trạng này, nhưng để hệ tiêu hóa hoạt động trở lại hiệu quả, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại men tiêu hóa như Probisol Pets.
Tiếp tục quan sát tình trạng nôn của chó
Nếu chó chỉ nôn một lần và không có các triệu chứng khác, bạn có thể theo dõi chúng trong vài giờ:
– Quan sát xem chó có nôn mửa hoặc tiêu chảy lại hay không.
– Lưu ý lại các thông tin về tình trạng nôn của chó, bao gồm thời gian nôn, màu sắc của dịch nôn, và các triệu chứng khác để báo cho bác sĩ thú y khi cần thiết.
– Hạn chế vận động của chó, giúp chó có thể nghỉ ngơi.
Nếu nghi ngờ chó có dấu hiệu bị ngộ độc hoặc mắc dị vật
– Không cho chó ăn trong vòng 24 giờ sau khi nôn.
– Việc này giúp dạ dày chó nghỉ ngơi và giảm kích ứng.
– Nên cho chó uống một ít nước, thường xuyên để tránh mất nước.
– Đưa chó và mang theo mẫu chất độc (nếu có) đến gặp bác sĩ thú y.
Bác sĩ thú y có thể thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang hoặc siêu âm để xác định vị trí của dị vật hoặc có thể thực hiện các biện pháp như rửa dạ dày, cho chó uống than hoạt tính, hoặc cho chó dùng thuốc giải độc (trong trường hợp bị ngộ độc). Tại Bệnh viện thú y Funpet luôn có bác sĩ trực 24/24 bất kể là ngày lễ tết hay cuối tuần, sẵn sàng hỗ trợ cho các trường hợp khẩn cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần để thú cưng được chăm sóc tốt nhất.
Lưu ý:
– Tuyệt đối không cố gắng lấy dị vật ra khỏi cổ họng chó nếu bạn không có kỹ thuật chuyên môn. Việc này có thể khiến dị vật di chuyển sâu hơn vào đường tiêu hóa và gây nguy hiểm cho chó.
– Không cho chó ăn thức ăn hoặc uống sữa trước khi được bác sĩ thú y cho phép.
Cách phòng ngừa tình trạng chó nôn bị nôn dịch vàng
– Tiêm phòng vaccine cho chó ngay khi bạn mới nhận nuôi để tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
– Không nên thay đổi đột ngột chế độ dinh dưỡng hoặc khẩu phần ăn hàng ngày của chó.
– Tránh cho chó ăn thức ăn lạ hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, hoặc thức ăn có nhiều gia vị khi đi ra ngoài. Sử dụng rọ mõm có thể giúp hạn chế vấn đề này.
– Chú ý không để chó cắn hoặc nuốt phải các vật thể nguy hiểm cho hệ tiêu hóa như cát, sỏi, hoặc các dụng cụ khác.
– Bổ sung các loại men vi sinh và vitamin tổng hợp có chất lượng tốt cho chó.
– Thăm khám định kỳ tại bác sĩ thú y để kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh.
Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tình trạng chó bị nôn ra dịch vàng
Làm thế nào để phân biệt giữa nôn do dạ dày trống rỗng và nôn do bệnh lý?
Nếu chó nôn ra dịch vàng vào buổi sáng hoặc giữa đêm, có thể do dạ dày trống rỗng. Trong trường hợp này, việc chia nhỏ bữa ăn và cho chó ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp giảm tình trạng này. Ngược lại, nếu chó nôn nhiều lần trong ngày, kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, hoặc mệt mỏi, có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng và cần được kiểm tra bởi bác sĩ thú y.
Có nên tự điều trị chó bị nôn dịch vàng tại nhà không?
Nếu chó chỉ nôn một lần và không có các triệu chứng khác, bạn có thể theo dõi và tự điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và bù nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn kéo dài, xảy ra thường xuyên, hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chó bị nôn dịch vàng có cần phải bù nước và điện giải không?
Đúng vậy, khi chó bị nôn, chúng mất nhiều nước và điện giải. Việc bù nước và điện giải là rất quan trọng. Bạn có thể cho chó uống dung dịch oresol hoặc đưa chúng đến bác sĩ thú y để được truyền dịch nếu tình trạng nôn là mãn tính hoặc nghiêm trọng.
Câu hỏi thường gặp
Chó nôn ra dịch vàng có phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng không?
Chó nôn ra dịch vàng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ những nguyên nhân đơn giản như dạ dày trống rỗng đến các bệnh lý nghiêm trọng như viêm tụy, viêm đường ruột, hoặc nhiễm trùng do vi-rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, sốt, hoặc lờ đờ, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra.
Khi nào thì bạn nên cho bé chó đến gặp bác sĩ thú y?
Trả lời: Khi chó nôn nhiều lần và không có dấu hiệu cải thiện sau khi đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc trong trường hợp có những dấu hiệu nặng và bạn nghi ngờ chó bị ngộ độc hoặc mắc dị vật chứ không đơn thuần do rối loạn tiêu hóa. Lúc này cần sự can thiệp của đội ngũ y tế chuyên môn để đảm bảo an toàn cho chó nhà mình.
Cách phòng tránh chó bị nôn ra dịch vàng là gì?
– Cho chó ăn uống đầy đủ và đúng giờ: Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cho dạ dày chó bị trống rỗng quá lâu.
– Chọn thức ăn dễ tiêu hóa: Chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của chó. Tránh cho chó ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi thiu, hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ.
– Thay đổi chế độ ăn uống từ từ: Nếu bạn muốn thay đổi chế độ ăn cho chó, hãy thực hiện dần dần trong vài ngày để chó có thời gian thích nghi.
– Theo dõi sức khỏe của chó: Đưa chó đi khám thú y định kỳ để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý có thể dẫn đến nôn mửa.
– Cất giữ các vật dụng nguy hiểm: Cất giữ các vật dụng nhỏ, đồ chơi, hoặc xương có thể khiến chó nuốt phải.
Kết luận
Chó nôn dịch vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nguyên nhân đơn giản như dạ dày trống rỗng đến các nguyên nhân nghiêm trọng hơn như bệnh gan hoặc bệnh thận. Việc xác định nguyên nhân chính xác là điều quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp.