Bạn nghi ngờ chó nhà mình bị viêm phế quản? Bác sĩ Funpet sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân gây ra vấn đề này, triệu chứng thường gặp, từ đó áp dụng các cách điều trị hiệu quả và có những giải pháp phòng ngừa cho bé. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng tham khảo chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
Viêm phế quản ở chó là gì, chó bị viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản, hay còn gọi là viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp, là căn bệnh thường gặp ở chó mèo, đặc biệt là khi thời tiết chuyển biến đột ngột từ ấm áp sang lạnh ẩm. Đây là bệnh lý hô hấp phổ biến ở chó, xuất hiện trên cả chó con và chó trưởng thành.
Chó bị viêm phế quản sẽ làm suy giảm chức năng hô hấp do viêm nhiễm và phù nề ở phế quản làm hẹp đường thở, gây cản trở quá trình trao đổi khí khiến chó khó thở, thở nhanh và nông, thậm chí dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Bên cạnh đó, gây suy nhược cơ thể và giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, chán ăn, bỏ chơi vì khó thở và ho liên tục. Viêm phế quản không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến viêm phổi – một tình trạng nghiêm trọng hơn và có thể đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến chó bị viêm phế quản
Do nhiễm trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng
Các tác nhân gây bệnh như virus (ví dụ, virus gây bệnh viêm đường ruột, care), vi khuẩn (như Streptococcus, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Bordetella bronchiseptica) và ký sinh trùng có thể xâm nhập và gây tổn thương phế quản, phế nang, dẫn đến viêm nhiễm.
Kế phát từ bệnh nhiễm trùng do các virus gây bệnh như: Bệnh viêm ruột ở chó, bệnh Care, hoặc các bệnh truyền nhiễm khác có thể lây lan đến phế quản, gây viêm nhiễm.
Vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae và Bordetella bronchiseptica tấn công túi phổi và phế quản, dẫn đến viêm.
Ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng xâm nhập vào phế quản, gây kích ứng và viêm nhiễm.
Do môi trường sống xung quanh
Thời tiết, nhiệt độ chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc thú cưng sống trong môi trường lạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khí lạnh và chất kích thích: Chó không được giữ ấm khi ra ngoài, hít phải khói bụi, hóa chất, hoặc sống trong môi trường ô nhiễm cao có thể dẫn đến viêm phế quản.
Chế độ ăn uống
Thức ăn và nước lạnh: Cho chó ăn thức ăn và nước lạnh có thể kích thích đường hô hấp, dẫn đến viêm.
Yếu tố khác
Tiếp xúc với chó bệnh: Tiếp xúc trực tiếp với chó bị viêm phế quản hoặc chó không rõ nguồn gốc có thể lây lan bệnh.
Tình trạng sức khỏe: Sốt, đau, viêm phổi nhiễm trùng, và các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm phế quản.
Biểu hiện khi chó bị viêm phế quản
Ho khan, có thể ho nhiều vào ban đêm hoặc sau khi vận động, là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản
Khó thở, thở nhanh hơn bình thường.
Hắt hơi hoặc chảy nước mũi.
Thở khò khè, âm thanh tiếng thở bất thường khi chó hít vào.
Sốt, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường (thường trên 39°C).
Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.
Chán ăn, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn.
Viêm phế quản ở chó thường khởi phát âm thầm, khó nhận biết, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sốt và khó thở, kéo dài trong khoảng 7-21 ngày.
Phương hướng chẩn đoán chó bị viêm phế quản
Thông qua việc thăm khám lâm sàn trực tiếp, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các dấu hiệu lâm sàng như tiếng ho, nhịp thở, tiếng tim, và nhiệt độ cơ thể. Những thông tin này sẽ giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng tương tự.
Để có cái nhìn sâu hơn về tình trạng đường hô hấp của chó, các bác sĩ Funpet sử dụng một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chuyên sâu:
- Chụp X-quang ngực: Giúp chúng tôi quan sát cấu trúc phổi và phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm, tắc nghẽn, hoặc các bất thường khác.
- Nội soi phế quản: Một thủ thuật cho phép quan sát trực tiếp bên trong đường thở bằng một ống nội soi mềm. Tuy có thể đắt hơn và yêu cầu gây mê cho chó, nhưng phương pháp này cung cấp thông tin rõ ràng hơn về tình trạng niêm mạc phế quản và các tổn thương tiềm ẩn.
- Rửa phế quản phế nang (BAL): Đây là một kỹ thuật lấy mẫu dịch từ đường thở để phân tích tế bào và vi sinh vật. BAL giúp chúng tôi xác định chính xác tác nhân gây viêm và đánh giá mức độ phản ứng viêm.
- Xét nghiệm máu: Mặc dù không trực tiếp chẩn đoán viêm phế quản, nhưng xét nghiệm máu giúp chúng tôi đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của chú chó, phát hiện các bệnh lý đi kèm, và theo dõi hiệu quả điều trị.
Tại Hệ thống bệnh viện cho chó mèo Funpet, với đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và tốt nhất cho thú cưng của bạn.
Điều trị bệnh viêm phế quản ở chó
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Các cách điều trị bệnh viêm phế quản ở chó có thể bao gồm:
- Tiêm tĩnh mạch
- Kháng sinh tiêu diệt tác nhân gây bệnh
- Thuốc chữa triệu chứng: uống thuốc giảm ho, long đờm, chống co thắt
- Thuốc bổ trợ
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hóa và Bổ sung vitamin B1, C, E
Chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt và chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Bổ sung vitamin thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ thú y. Các vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Chó bị viêm phổi nên ăn: thịt gà, thịt bò, cá hồi, cá thu, bí đỏ, bông cải xanh (chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E) được cắt nhỏ, hấp chín hoặc nấu mềm, có thể kết hợp thêm cơm, cháo trắng.
Sắp xếp lại ổ hay chỗ nằm ngủ của chó
Đảm bảo chỗ ngủ của bé luôn ấm áp, khô ráo, sạch sẽ và thoáng khí. Tránh đặt chỗ ngủ ở những nơi ẩm thấp, nhiều gió lùa hoặc gần các nguồn ô nhiễm như bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất… Hạn chế để tô thức ăn thừa gần chỗ nằm, nên dọn rửa sạch sau khi ăn. Tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ, thu dọn và vệ sinh sạch sẽ tránh ký sinh trùng tấn công vì lúc này hệ miễn dịch đang yếu hơn bình thường, rất dễ mắc bệnh.
Hạn chế việc tắm rửa
Trong thời gian điều trị viêm phổi, nên hạn chế tắm cho chó để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cần thiết phải tắm, hãy đảm bảo tắm với nước ấm, tắm trong không gian kín gió, lau khô kết hợp sấy lông ngay sau khi tắm và giữ ấm cho chó.
Vệ sinh mắt và mũi thường xuyên
Dùng khăn mềm thấm nước ấm để lau sạch dịch tiết ở mắt và mũi, giúp chó cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe
Quan sát các biểu hiện của chó, nếu thấy có dấu hiệu bất thường như khó thở tăng lên, sốt cao, bỏ ăn… cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Phòng ngừa viêm phế quản ở chó
Để bảo vệ người bạn bốn chân khỏi căn bệnh này, có thể tham khảo những biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:
Tiêm phòng đầy đủ cho chó
Tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine theo lịch trình khuyến cáo của bác sĩ thú y, giúp tăng cường hệ miễn dịch của chó, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm gây viêm phế quản. Các mũi tiêm cơ bản bao gồm vaccine bệnh Carre, Parvo, viêm gan, Lepto, Ho cũi,…Nên tiêm nhắc lại vắc-xin định kỳ để duy trì hiệu quả bảo vệ.
Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn loại vaccine phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và giống chó. Đảm bảo chó được tiêm phòng tại cơ sở thú y uy tín để đảm bảo chất lượng vắc-xin và hiệu quả tiêm chủng.
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
Vệ sinh nhà cửa: Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác. Sử dụng các chất tẩy rửa an toàn cho chó và môi trường. Giặt giũ chăn màn, thảm và đồ chơi của chó thường xuyên.
Đảm bảo thông gió: Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt để tạo môi trường thông thoáng, giúp loại bỏ khí độc hại và cung cấp đủ oxy cho chó. Tránh để chó tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
Kiểm soát độ ẩm: Giữ độ ẩm trong nhà ở mức hợp lý (khoảng 40-50%), tránh môi trường quá ẩm ướt hoặc quá khô hanh. Có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc máy lọc không khí nếu cần thiết.
Tránh cho chó tiếp xúc với các chất kích thích
Hạn chế cho chó ra ngoài vào những ngày có nhiều khói bụi, ô nhiễm. Tránh để chó hít phải khói thuốc lá hoặc các chất hóa học độc hại.
Cho chó ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn cân bằng: Cung cấp cho bé chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sử dụng thức ăn chất lượng cao, phù hợp với độ tuổi, giống chó và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Tránh cho bé ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa hoặc thức ăn không rõ nguồn gốc.
Bổ sung nước đầy đủ: Đảm bảo chó luôn có nước uống sạch, mát sẵn sàng. Thay nước thường xuyên và vệ sinh khay nước uống. Khuyến khích bé uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức.
Vận động, giảm stress và tầm soát định kỳ
Cho chó tập thể dục thường xuyên, phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của bé. Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý.
Giảm stress: Cho thú cưng môi trường sống yên tĩnh, thoải mái. Dành thời gian chơi đùa, vuốt ve và âu yếm. Tránh để em tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc các tình huống gây stress.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến “Chó bị viêm phổi”
Vì sao trong các nguyên nhân khiến chó bị viêm phổi lại có do kế phát từ bệnh viêm đường ruột, bệnh care?
Suy giảm miễn dịch: Viêm ruột gây ra tình trạng viêm nhiễm mãn tính, khiến hệ miễn dịch của chó bị suy yếu do phải tập trung nguồn lực để chống lại tác nhân gây bệnh tại đường ruột. Điều này làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh khác, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi. Virus Care tấn công nhiều hệ cơ quan, bao gồm hệ hô hấp, tiêu hóa, và thần kinh, làm cho chó dễ bị nhiễm trùng kế phát như viêm phổi
Hít phải dịch nôn: Chó bị viêm ruột hoặc care thường nôn mửa. Trong quá trình nôn, dịch nôn có thể bị hít vào phổi, mang theo vi khuẩn và các chất kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp. Đây là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến dẫn đến viêm phổi hít ở chó bị viêm ruột.
Suy dinh dưỡng và mất nước: Tiêu chảy và nôn mửa kéo dài do viêm ruột hoặc mắc care dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và mất nước nghiêm trọng ở chó. Cơ thể suy yếu, mất cân bằng điện giải làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc các bệnh kế phát, trong đó có viêm phổi.
Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để phân biệt viêm phế quản và viêm phổi ở chó?
Trả lời:
Viêm phế quản:
- Viêm nhiễm niêm mạc phế quản, đường dẫn khí từ phổi ra ngoài.
- Triệu chứng: Ho khan, ít đờm, ít sốt, thở khò khè, chảy nước mũi.
- Ít nguy hiểm, dễ điều trị.
Viêm phổi:
- Viêm nhiễm nhu mô phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí.
- Triệu chứng: Ho có đờm, sốt cao, khó thở nặng, thở co ro, thở bằng bụng, tím tái, lờ đờ, mệt mỏi.
- Nguy hiểm hơn, cần điều trị kịp thời.
Lưu ý: Cả hai cần được chẩn đoán bởi bác sĩ thú y.
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Trả lời: Viêm phế quản thường nhẹ và dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây suy giảm chức năng hô hấp, suy nhược cơ thể của chó và dẫn đến viêm phổi, nguy hiểm cho sức khỏe của chó.
Cách chữa bệnh viêm phế quản cho chó?
Việc điều trị viêm phế quản ở chó cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau khi thăm khám và chẩn đoán. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: Giảm ho, long đờm, chống co thắt: Nhằm giảm triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình hô hấp của chó. Kháng sinh: Sử dụng khi viêm phế quản do vi khuẩn gây ra. Chăm sóc tại nhà: Giữ ấm cho chó, cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ nước.