Ngày tạo: 16 tháng 4, 2024
Có nhiều nguyên nhân khiến chó con bị sặc sữa, bao gồm:
Nhẹ nhàng bế chó con lên tay và đặt bé vào tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, đầu cao hơn thân. Vỗ nhẹ vào lưng chó theo hướng từ dưới lên trên để kích thích bé ho và hỉ sữa ra ngoài.
Kích thích hắt hơi để đẩy sữa ra khỏi mũi (nếu cần thiết)
Nếu chó con không tự ho hoặc hỉ sữa ra được, dùng bóng hút dịch chuyên dụng để hút sữa ra. Trong trường hợp không có sẵn bóng hút thì bạn có thể nhỏ mỗi bên muỗi 1-2 giọt nước muối sinh lý để kích thích hắt xì ra.
Theo dõi tình trạng của chó con
Sau khi đã sơ cứu ban đầu, hãy tiếp tục theo dõi tình trạng của chó con. Nếu bé đã ho và hỉ hết sữa, đồng thời có thể thở bình thường, chó đã qua cơn nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chó vẫn có dấu hiệu khó thở, khò khè, hoặc có vẻ lờ đờ, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nhớ rằng, trong suốt quá trình này, bạn cần phải hết sức nhẹ nhàng để không làm tổn thương chó con và cũng cần đảm bảo an toàn cho mình để tránh bị chó con cắn khi hoảng sợ.
Funpet - Địa chỉ bệnh viện thú y uy tín tại TPHCM luôn bên cạnh bạn và thú cưng 24/7, kể cả ngày lễ tết. Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng chăm sóc các bé khi cần. Đừng ngại liên hệ nhé!
Cho chó con bú sữa đúng cách, đúng kỹ thuật:
Không cho chó con mặc quần áo quá chật.
Nếu đang bú mà chó bị ho hoặc bị sặc thì tạm ngưng, đợi ổn định hãy cho bú tiếp.
Quan sát chó con sau bữa ăn: Sau khi cho ăn, hãy giữ chó con ở yên tư thế trên tay bạn trong 10-15 phút để sữa có thể tiêu hóa, không đặt nằm xuống ngay vì có thể bị ọc sữa.
Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề "Chó con bị sặc sữa"
Chó con bị sặc sữa lên mũi có nguy hiểm không?
Thật ra, việc chó con bị sặc sữa lên mũi trong lúc bú là điều khá phổ biến, có thể xảy ra một hoặc vài lần trong mỗi lần bú. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kèm theo các dấu hiệu bất thường, chủ nuôi cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Nguy cơ tiềm ẩn khi chó con bị sặc sữa:
Kích ứng mũi: Sữa trào lên mũi có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi, thậm chí viêm mũi. Ảnh hưởng đến sự phát triển: Nếu chó con thường xuyên bị sặc sữa và ọc ra một lượng lớn sữa, bé có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng. Nguy cơ ngạt thở: Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu chó con sặc sữa và ọc ra một lượng lớn sữa cùng lúc, sữa có thể xâm nhập vào khí quản, phổi, dẫn đến tình trạng ngạt thở nguy hiểm.
Khi nào nên đưa chó con đến gặp bác sĩ thú y sau khi bị sặc sữa?
Bạn nên đưa chó con đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức trong các trường hợp sau:
Chó con có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng. Chó con tím tái hoặc có biểu hiện co giật. Chó con nôn ra sữa, bọt hoặc máu. Chó con vẫn ho hoặc sặc sụa sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu.
Trả lời: Có nhiều nguyên nhân khiến chó con bị sặc sữa, bao gồm khả năng kiểm soát nắp thanh quản còn kém, bú quá nhanh, tư thế bú không phù hợp, lượng sữa quá nhiều, hoặc do ho, hắt xì, nấc cụt trong lúc bú.
Tôi nên làm gì khi chó con bị sặc sữa?
Trả lời: Đầu tiên, hãy đặt chó con vào tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, đầu cao hơn thân. Vỗ nhẹ vào lưng chó theo hướng từ dưới lên trên để kích thích bé ho và hỉ sữa ra ngoài. Nếu cần thiết, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để kích thích hắt hơi. Nếu chó con vẫn khó thở hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Làm thế nào để phòng tránh tình trạng chó con bị sặc sữa?
Trả lời: Để phòng tránh tình trạng chó con bị sặc sữa, bạn nên cho chó bú đúng giờ, đúng cách, kiểm soát tốc độ bú bằng cách sử dụng bình sữa có lỗ nhỏ, quan sát chó con sau bữa ăn, và không cho chó con mặc quần áo quá chật.