Mèo bị đau răng: Nỗi ám ảnh dai dẳng và cách giải cứu hiệu quả

Picture of Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
  • Tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • 10 năm kinh nghiệm điều trị nội khoa chó mèo
  • 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật ngoại khoa chó mèo
mèo bị đau răng

Mèo nhà bạn có dấu hiệu đau răng? Chảy nước miếng, khó ăn, hay cáu gắt? Việc nhận biết cũng như điều trị kịp thời không chỉ giúp mèo bớt đau và khó chịu mà còn đảm bảo sức khỏe toàn diện cho chúng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, cách xử lý và cách phòng ngừa mèo bị đau răng trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu nhận biết khi mèo bị đau răng

  • Mùi hôi từ miệng, thường do vi khuẩn gây ra.
  • Hay lấy tay cọ vào miệng hoặc hay dụi miệng vào chỗ khác do khó chịu
  • Răng có mảng bám, cao răng dày đặc (có màu vàng hoặc nâu).
  • Khó khăn trong việc ăn uống, mèo nhai khó khăn hơn bình thường hoặc ăn không gọn gàng, thức ăn bị rơi ra ngoài.
  • Ăn ít đi hoặc tỏ ra chán ăn.
  • Tình trạng chảy nước dãi bất thường hoặc tiết nhiều nước bọt hơn.
  • Nướu đỏ, sưng, chảy máu chân răng (bạn có thể thấy có máu trong bát ăn, nước uống hoặc đồ vật mà mèo mới gặm)
  • Tụt cân (tất nhiên rồi vì răng đau, ăn ít đi mà)
  • Vì bị đau răng ở trong miệng nên mèo sẽ tỏ ra cáu gắt và khó chịu nếu bạn đụng vào miệng của chúng.
  • Do trong miệng đang khó chịu nên mèo cũng ít liếm lông, tắm táp hơn.

Ta làm gì khi biết mèo bị đau răng?

  • Vệ sinh răng miệng: Đánh răng thường xuyên cho mèo bằng kem đánh răng và bàn chải chuyên dụng cho mèo có thể giúp loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề răng miệng. 
  • Đưa mèo đến đơn vị thú y chuyên nghiệp để được làm sạch răng bằng thiết bị và phương pháp chuyên môn. Bác sĩ thú y có thể cần phải loại bỏ cao răng, điều trị nhiễm trùng, và thậm chí là nhổ răng cho mèo nếu cần.
  • Đảm bảo tuân thủ liều lượng và cho mèo uống thuốc đúng giờ: Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và thuốc giảm đau để giảm đau cho mèo. Ngoài ra, thuốc chống viêm và gel chlorhexidine cũng có thể được sử dụng để giảm viêm và làm sạch khoang miệng.
  • Cho mèo ăn thức ăn lỏng hoặc mềm để dễ tiêu hóa, tránh để thức ăn đọng lại ở vết thương và cung cấp đủ nước. Bạn có thể nấu cháo với bí đỏ, cà rốt và thịt băm cho mèo.
  • Bổ sung gel dinh dưỡng để mèo không bị thiếu chất và suy nhược cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở mèo

  • Đánh răng thường xuyên: Đánh răng cho mèo 2 lần một tuần bằng kem đánh răng chuyên dụng cho mèo để giảm tích tụ mảng bám và cao răng.
  • Chế độ ăn cân bằng: Cung cấp thức ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm thức ăn khô giúp làm sạch răng và thức ăn ướt để đảm bảo mèo nhận đủ nước. Hạn chế cho mèo ăn tinh bột, uống đủ nước (mỗi bé mèo trung bình cần 50ml/kg cân nặng mỗi ngày, ví dụ mèo nhà bạn 3kg thì mỗi ngày tối thiểu phải nạp đủ 150ml nước – bao gồm nước uống và nước có trong thức ăn)
  • Sử dụng đồ chơi và phụ kiện vệ sinh răng miệng: Đồ chơi dạng nhai giúp làm sạch răng miệng và kích thích tiết nước bọt, giúp loại bỏ mảng bám tự nhiên. Bạn có thể cho mèo ăn xương động vật nhỏ sống như một cách để chúng tự làm sạch răng như cổ gà, cách gà, ức gà… (tuyệt đối không cho mèo ăn xương chín vì có thể vỡ và gây hại đến đường hô hấp nha)
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ: Thăm khám định kỳ tại bác sĩ thú y để kiểm tra và làm sạch răng, đồng thời phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. 
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng: Gel làm sạch răng miệng, nước vệ sinh răng miệng, và các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám. 
  • Thức ăn đặc biệt cho sức khỏe răng miệng: Sử dụng thức ăn hạt được thiết kế đặc biệt để giúp chải sạch răng và ngăn ngừa mảng bám.
  • Tránh thức ăn mềm hoặc dính: Hạn chế thức ăn mềm hoặc dính có thể góp phần gây ra các vấn đề về răng miệng.
  • Chú ý đến dấu hiệu bất thường: Quan sát hơi thở, hành vi ăn uống, và tình trạng răng miệng của mèo để phát hiện sớm các vấn đề. 

Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc “Mèo bị đau răng”

Vì sao mèo nhà nuôi có nguy cơ bị đau răng cao hơn mèo hoang?

Thường thì mèo nhà nuôi sẽ có khả năng mắc các vấn đề về răng cao hơn mèo hoang (Mèo nhà nuôi thì thường sẽ được cho ăn thức ăn đóng gói sẵn dạng khô hoặc ướt hay pate, thịt nấu chín dạng khá mềm và nhuyễn, có thể không đủ cứng để giúp loại bỏ mảng bám trên răng trong quá trình nhai. Ngược lại, mèo hoang thường ăn thức ăn tự nhiên như động vật nhỏ, xương và cỏ, giúp làm sạch răng một cách tự nhiên hơn.)

Đau răng có gây nguy hiểm cho mèo không?

Đau răng có thể gây ra nhiều khó chịu, thậm chí là đau đớn dữ dội cho mèo. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, khiến các bé chán ăn, sụt cân mà còn có thể dẫn đến tình trạng rụng răng. Nguy hiểm hơn, đau răng còn là tiền đề cho những vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng khác như gãy răng, áp xe chân răng (tình trạng nhiễm trùng gây đau đớn và sưng tấy ở chân răng) và thậm chí là khối u trong khoang miệng. Ảnh hưởng xấu đến tim, gan, phổi của mèo.

Nguyên nhân khiến mèo bị đau răng?

Cao răng là hỗn hợp của mảng bám, vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn và muối khoáng tích tụ giữa các răng và nướu, thường gặp ở mèo trên 3 tuổi và những mèo ăn thức ăn hạt kém chất lượng. Từ đó khiến cho mèo bị đau răng.

Quá trình hình thành mảng bám trên răng của mèo?

Mảng bám trên răng mèo hình thành nhanh hay chậm phụ thuộc vào 2 yếu tố:

  • Nguồn thức ăn bạn hay cho mèo ăn: chứa nhiều tinh bột như cơm, khoai lang, khoai tây,… thì sẽ khiến mảng bám hình thành nhanh hơn.
  • Lượng nước bọt tiết ra từ miệng mèo mỗi ngày: tiết ra nhiều nước bọt thì sẽ tốt hơn (thành phần chính của nước bọt là nước, nên nếu mèo uống đủ nước thì sẽ tiết đủ lượng nước bọt cần thiết)

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để nhận biết mèo bị đau răng? Tôi nên làm gì khi mèo bị đau răng?

Mèo bị đau răng có thể có các dấu hiệu như hôi miệng, chảy nước dãi, khó ăn, sưng nướu, chảy máu chân răng, chán ăn, cáu gắt khi chạm vào miệng, và ít liếm lông hơn. Nếu bạn nghi ngờ mèo bị đau răng, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị. Bác sĩ có thể làm sạch răng, kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh răng miệng ở mèo?

Để phòng ngừa bệnh răng miệng ở mèo, bạn nên đánh răng cho mèo thường xuyên, cho mèo ăn chế độ ăn cân bằng, sử dụng đồ chơi và phụ kiện vệ sinh răng miệng, kiểm tra răng miệng định kỳ và sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Nội dung bài viết