Trong một số trường hợp, việc để chó mèo mẹ sinh thường có thể trở nên khó khăn hoặc thậm chí là nguy hiểm cho cả mẹ và bé do nhiều yếu tố như kích thước thai quá lớn, bất thường về cấu trúc xương chậu, hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Khi đó, mổ đẻ cho chó mèo sẽ là giải pháp tối ưu để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Lợi ích của phương pháp mổ đẻ cho chó mèo
Mổ đẻ cho chó mèo là một kỹ thuật ngoại khoa nhằm đưa thú con ra khỏi tử cung của chó hoặc mèo mẹ thông qua một đường rạch trên thành bụng. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp quá trình sinh nở tự nhiên gặp trở ngại hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng của cả thú mẹ và con.
Nhiều bạn chủ e ngại việc thú cưng của mình phải phẫu thuật sinh mổ vì sợ nguy hiểm. Bạn đừng quá lo lắng, mổ đẻ cho chó mèo là một phương pháp phổ biến và an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ thú y có trình độ chuyên môn. Sinh mổ không chỉ là giải pháp tối ưu cho những trường hợp khó sinh, thai quá to hoặc có vấn đề sức khỏe mà còn có một số lợi ích sau:
- Giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do các biến chứng trong quá trình sinh nở tự nhiên như ngạt, nhiễm trùng, hoặc kiệt sức. Đồng thời, giúp thú mẹ tránh được những cơn đau đẻ kéo dài, mất máu và kiệt sức khi rặn đẻ.
- Bác sĩ thú y có thể kiểm soát toàn bộ quá trình sinh nở, giúp dự đoán và chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp có biến chứng bất ngờ, phẫu thuật lấy thai cho phép bác sĩ can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con.
- Phẫu thuật lấy thai giúp chó mèo con tránh rủi ro bị ngạt hoặc chấn thương khi đi qua đường sinh dục. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ thú y có thể theo dõi và chăm sóc con non tốt hơn, đảm bảo chúng nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết ngay từ đầu.
Trường hợp nào cần thiết phải phẫu thuật sinh mổ cho chó mèo
- Chó mèo mẹ bị vỡ ối hoặc có cơn rặn đẻ kéo dài hơn 15 phút mà không sinh được: Khi sắp sinh, chó mèo mẹ có thể thở nhanh và nông, vẻ mặt căng thẳng, đờ đẫn, chảy nước mắt và thở bằng miệng. Thân nhiệt của chúng cũng có thể giảm xuống dưới 37 độ C. Việc quan sát kỹ các dấu hiệu này là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết. Nếu bạn thấy chó mèo mẹ bị vỡ ối hoặc có cơn rặn đẻ kéo dài hơn 15 phút mà không sinh được, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ. Đặc biệt lưu ý nếu chó mèo mẹ có tiền sử khó sinh hoặc đã từng phẫu thuật lấy thai.
- Con mẹ yếu không có sức rặn hoặc do kích thước con con quá lớn: Chó mèo mang thai với kích thước thai nhi lớn hoặc số lượng bào thai nhiều có thể gây khó khăn trong quá trình sinh nở tự nhiên. Nếu kích thước cơ thể của chó mèo mẹ nhỏ, việc xem xét phẫu thuật lấy thai là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ ngạt thở cho con non trong quá trình chuyển dạ.
- Bộ phận sinh dục của mẹ bị dị tật không thể đẻ thường.
- Chó, mèo mẹ gặp tình trạng khó sinh hay không đẻ được do tử cung có vấn đề.
- Ngôi thai nằm ngang, thai ngược hay không thể xoay lại.
- Có các hiện tượng bất thường trong giai đoạn thai kỳ như thai bị căng thẳng, âm hộ của chó mèo mẹ tiết ra chất dịch bất thường: Khi dịch tiết âm đạo của chó mèo chuyển sang màu xanh lá cây, có khả năng nhau thai đã bị bong hoặc có bất thường ở thai, kích thích tử cung co bóp và tiết dịch. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đưa ra quyết định về phương pháp sinh nở phù hợp cho chó mèo, sinh thường hay phẫu thuật lấy thai.
- Một số giống vốn có đặc điểm là sinh khó, mức độ nguy hiểm khi sinh thường của mẹ cao: Bull Anh, Bull Pháp, Boston Terrier và Chihuahua thường được khuyến nghị sinh mổ để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sinh nở do kích thước đầu của chó con tương đối lớn so với khung xương chậu của chó mẹ.
- Chủ nuôi muốn thú cưng của mình đẻ sớm hoặc không muốn thú cưng đẻ thường.
Chó mèo đã đừng đẻ mổ thì lần sau có đẻ thường được không?
Chó, mèo nhà mình từng sinh mổ, liệu lần sau có thể sinh thường được không? Đây là câu hỏi mà bác sĩ thú y chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bạn chủ.
Đa số chó mèo sau khi sinh mổ sẽ khó có thể sinh thường ở lần tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp ngoại lệ.
Nếu bạn muốn cho thú cưng sinh thường sau khi đã trải qua phẫu thuật, cần có sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vết mổ cũ, đánh giá sức khỏe tổng quát và khả năng sinh sản của bé để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Sinh thường sau khi đã sinh mổ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt nếu không có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ thú y. Nguy cơ rách tử cung, rách vết mổ cũ, hoặc các biến chứng khác trong quá trình chuyển dạ là rất cao. Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó, mèo mà còn đe dọa tính mạng của cả mẹ và các bé con.
Chó, mèo có thể sinh mổ được mấy lần?
Một bé chó hoặc mèo có thể trải qua 3-5 lần sinh mổ trong đời, theo kinh nghiệm của bác Trường. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng sức khỏe, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật và cách chăm sóc hậu phẫu.
Mặc dù sinh mổ giúp thú mẹ tránh được những cơn đau đẻ và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sinh nở, nhưng không nên lạm dụng phương pháp này. Sinh mổ có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của chó mèo mẹ về lâu dài như tăng nguy cơ nhiễm trùng, dính ruột, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Cách chăm sóc cho chó mèo sau khi sinh mổ
Bác Trường chia sẻ một vài kinh nghiệm để giúp bé nhà bạn mau chóng hồi phục nhé!
Tạo môi trường thoải mái và ấm áp: Sau ca mổ, chó mèo cần được nghỉ ngơi ở một nơi ấm áp và dễ chịu. Trong 24-48 giờ đầu, hãy chú ý giữ thẳng cổ bé để tránh ngạt thở và hạn chế tối đa việc chạy nhảy. Bạn cũng nên sử dụng vòng cổ chống liếm để ngăn chó mèo mẹ liếm hoặc cắn vào vết thương.
Theo dõi thân nhiệt: Thân nhiệt của cả mẹ và con cần được duy trì ổn định trong khoảng 38-39 độ C. Hãy kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bạn có thể dùng thêm đèn sưởi ở khu vực ổ của chúng nằm.
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
- Trong lúc bé còn chưa tỉnh hẳn thuốc mê thì đừng vội ép bé ăn, hãy kiên nhẫn chờ đến khi chó mèo mẹ hoàn toàn tỉnh táo.
- Trong 24 giờ đầu, cho bé ăn với lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa (15-30 phút/lần) để hệ tiêu hóa hoạt động tốt và cung cấp đủ nước uống.
- Sau 24 giờ thì tăng dần lượng thức ăn và chuyển sang chế độ ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nếu thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, bạn có thể bổ sung các loại thức ăn giàu protein, gel dinh dưỡng chuyên dụng hoặc cháo loãng ấm. Tránh các loại thức ăn khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ nha.
- Bác sĩ có thể sẽ kê cho bé một số loại thuốc bổ máu hoặc canxi (đặc biệt nếu bé có đàn con lớn) để hỗ trợ sức khỏe sau phẫu thuật.
Vệ sinh vết mổ: Giữ vết mổ luôn khô ráo, tránh tiếp xúc với nước để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn chỉ nên tắm cho bé sau khi cắt chỉ ít nhất 3 ngày.
Tiêm thuốc và tái khám: Bạn nên đưa bé đến phòng khám thú y để tiêm thuốc kháng sinh và vệ sinh vết mổ liên tục trong 5-7 ngày sau phẫu thuật.
Kích thích tiết sữa & theo dõi sức khỏe của vú: Bạn hãy dùng khăn ấm, nhẹ nhàng massage quanh bầu vú cho bé cưng 2-3 lần mỗi ngày. Việc này không chỉ giúp kích thích sản xuất sữa, mà còn giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như viêm vú, tắc tia sữa.
Quan sát và theo dõi: Hãy quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường như sốt, sưng tấy, chảy dịch, bỏ ăn,… Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bác tin rằng với sự chăm sóc tận tình của bạn, bé yêu sẽ nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ thú y nhé!
Địa chỉ thú y uy tín phẫu thuật mổ đẻ cho chó mèo
Ngày nay, việc tìm kiếm một cơ sở khám thú y thực hiện mổ đẻ cho chó mèo không còn là điều khó khăn. Tuy nhiên, để đảm bảo ca sinh nở diễn ra an toàn và thuận lợi cho bé, bạn cần lựa chọn một địa chỉ uy tín, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chuyên môn và trang thiết bị. Bệnh viện thú y Funpet – Sự lựa chọn tối ưu cho ca sinh nở an toàn.
Gây mê hơi tiên tiến: Ở Funpet, các bác sĩ sử dụng phương pháp gây mê hơi, giúp thú cưng chỉ mất ý thức trong thời gian ngắn và không cần sử dụng thuốc gây mê mạnh. Nhờ đó, các bé sẽ tỉnh lại nhanh chóng sau phẫu thuật, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.
Dao mổ laser chính xác: Công nghệ dao mổ laser cho phép bác sĩ phẫu thuật với độ chính xác cao, giảm thiểu tổn thương mô xung quanh, giảm chảy máu và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Đội ngũ bác sĩ của Funpet là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao, luôn tận tâm và hết lòng vì sức khỏe của thú cưng.
Giá cả hợp lý: Funpet cam kết mang đến dịch vụ mổ đẻ chất lượng với giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng.
Phục vụ 24/7: Chúng tôi hiểu rằng việc chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào ban đêm. Vì vậy, Funpet luôn sẵn sàng phục vụ 24/7, đảm bảo hỗ trợ các bé và gia đình kịp thời trong mọi tình huống.
Hãy để Funpet đồng hành cùng bạn trong hành trình chào đón những thiên thần nhỏ đáng yêu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch mổ đẻ cho thú cưng của bạn!
Câu hỏi thường gặp
Tại sao một số chó mèo mẹ không nhận con sau khi mổ đẻ?
Một số chó mèo mẹ có thể không nhận con sau khi mổ đẻ do:
Thiếu hormone oxytocin, hormone này thường được tiết ra trong quá trình sinh nở tự nhiên và giúp mẹ nhận diện con.
Đau đớn hoặc căng thẳng sau phẫu thuật.
Con non có mùi khác do tiếp xúc với môi trường phẫu thuật.
Trong trường hợp này, cần hỗ trợ mẹ và con non bằng cách giữ ấm và giúp con bú mẹ.
Mổ đẻ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chó mèo không?
Mổ đẻ không nhất thiết ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chó mèo, nhưng việc này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thú cưng và cách chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu vết mổ và tử cung hồi phục tốt, chó mèo vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường trong tương lai. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi quyết định cho thú cưng mang thai lại.
Có thể triệt sản chó mèo cái luôn trong lúc mổ đẻ không?
Có, nhiều bác sĩ thú y có thể thực hiện triệt sản (cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung) cho chó mèo mẹ trong lúc mổ đẻ nếu chủ nuôi yêu cầu. Điều này giúp tránh việc mang thai ngoài ý muốn trong tương lai và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản.
Mổ đẻ có để lại sẹo không?
Mổ đẻ sẽ để lại một vết sẹo trên bụng chó mèo. Tuy nhiên, với kỹ thuật phẫu thuật hiện đại và chăm sóc hậu phẫu đúng cách, vết sẹo thường nhỏ và không gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Một số phòng khám thú y còn cung cấp dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ để giảm thiểu sẹo.
Có cần thiết phải truyền dịch trong quá trình mổ đẻ không?
Trong quá trình mổ đẻ, truyền dịch qua đường tĩnh mạch là cần thiết để bổ sung nước, điện giải, duy trì huyết áp và thay thế lượng dịch bị mất. Điều này giúp thú cưng duy trì sự ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật.
Chó mèo có thể bị dị ứng với thuốc gây mê khi mổ đẻ không?
Mặc dù hiếm gặp, nhưng chó mèo có thể bị dị ứng với thuốc gây mê. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ thú y thường sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát và hỏi về tiền sử dị ứng của thú cưng để lựa chọn loại thuốc gây mê phù hợp và an toàn nhất.
Làm thế nào để biết thú cưng đã hồi phục hoàn toàn sau mổ đẻ?
Thú cưng được coi là hồi phục hoàn toàn khi:
Vết mổ lành lặn, không có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, chảy dịch).
Thú cưng ăn uống bình thường, không nôn mửa.
Hoạt động và hành vi trở lại như trước khi phẫu thuật.
Không có dấu hiệu đau đớn hoặc khó chịu.
Có cần phải cách ly chó mèo mẹ và con non sau khi mổ đẻ không?
Không cần cách ly hoàn toàn, nhưng cần đảm bảo môi trường yên tĩnh, ấm áp và sạch sẽ cho mẹ và con non. Tránh để thú cưng khác hoặc người lạ tiếp xúc quá nhiều để giảm căng thẳng và nguy cơ nhiễm trùng.