Chó bỏ ăn mắt đổ ghèn là do đâu? Nguyên nhân, cách xử lý

Picture of Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
Cố vấn chuyên môn: BSTY. Lê Hồng Trường
  • Tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • 10 năm kinh nghiệm điều trị nội khoa chó mèo
  • 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật ngoại khoa chó mèo
chó bỏ ăn mắt đổ ghèn

Chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người nuôi chó gặp phải. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Funpet tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn ở chó.

Chó bỏ ăn mắt đổ ghèn nguyên nhân do đâu?

Do thời tiết, sinh lý, môi trường

Đầu tiên, chó bỏ ăn mắt đổ ghèn có thể là do ảnh hưởng của nhiệt độ. Đây là triệu chứng ở mức độ nhẹ. Nhiệt độ thời tiết quá nóng cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến chó bỏ bữa và mắt đổ nhiều ghèn, ghèn khô đóng lại 1 mảng lớn trên khóe mắt. Những ngày thời tiết nóng bức trên 34 độ C khiến chó có cảm giác mệt mỏi và thường kiếm 1 xó nào đó để chui vào tránh nóng. Quá nóng khiến chúng lười lê thân đến chỗ ăn thêm vào đó là hiện tượng đổ ghèn.

Bạn quan sát đến chiều trời mát chó vẫn chạy nhảy và ăn lại bình thường thì nguyên nhân khiến chó bỏ ăn mắt đổ ghèn chính là do thời tiết quá oi bức. Khi gặp tình huống này bạn chỉ cần cung cấp đủ nước hoặc cho chó uống 1 ít sữa lạnh cũng giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn và không bị đói.

Do mắt chó bị chấn thương

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc chó bỏ ăn và mắt đổ ghèn đó chính là do chấn thương. Những tổn thương do va đập hay vật nhọn đâm vào phần mắt và quanh mắt khiến mắt chó đổ ghèn kèm theo những cơn đau khiến chúng bỏ ăn.

Một số biểu hiện như: Mắt chó của bạn có thể bị trầy, rách da, sưng, mưng mủ và đổ nhiều ghèn xung quanh mắt; thêm vào đó có thể kèm biểu hiện bỏ ăn do đau đớn.

Do chó mắc phải bệnh lý

Những căn bệnh chủ yếu là do virus và vi khuẩn gây ra: Chó bỏ ăn do chán ăn, đau bụng, mệt mỏi thì không có gì lạ nhưng kèm theo triệu chứng đổ ghèn là do chó bị sốt.

Thường là mắc các bệnh như bệnh Care, bệnh Parvo, bệnh viêm phổi do virus, … Các bệnh này do virus gây ra nên chó sẽ có biểu hiện sốt. Cơ thể sốt cao để ngăn quá trình sinh sôi và nhân bản của virus, giúp kéo dài sự sống. Vì sốt cao nên chó thường đổ ghèn, chảy nước mắt, nước mũi…

Khi mắt chó bị đổ ghèn sánh đặc kèm bỏ ăn 2 ngày trở lên thì chứng tỏ đã chuyển ra dạng bệnh lý. Tốt nhất bạn nên cho bé nhà bạn đi khám để bác sĩ có thể kiểm tra bằng các xét nghiệm cận lận sàng kĩ càng càng hơn.

Dưới đây là tổng hợp các nguồn nguyên nhân khiến chó bỏ ăn mắt đổ ghèn do bệnh lý:

  • Bệnh về mắt: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể,…
  • Bệnh truyền nhiễm (bệnh do virus): Parvovirus, Care, Leptospira,…
  • Ký sinh trùng: Giun sán, ghẻ, ve, rận.

Bạn cần làm gì khi chó bỏ ăn mắt đổ ghèn?

Trong quá trình chăm sóc chó, bạn phát hiện chó có các biểu hiện trên thì đừng quá vội mà mất bình tĩnh! Bạn còn vài tiếng đồng hồ để quan xem kỹ và dò xem nguyên nhân khiến chó đổ ghèn và bỏ bữa theo 3 nguyên nhân trên. Sau khi bạn tìm ra nguyên nhân chính rồi và xác minh nó chính xác thì có 2 cách để bạn ứng phó:

Điều trị theo nguyên nhân khi chó bỏ ăn mắt đổ ghèn

Nếu chó bị do nguyên nhân thời tiết

  • Cung cấp đủ nước cho chó bằng cách cho chó uống nước trực tiếp hoặc cho chó ăn thức ăn mềm, nhiều nước. Tránh cho chó ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn khó tiêu hóa trong mùa nóng.
  • Dùng khăn mềm, ẩm để lau ghèn mắt cho chó.
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Cho chó ở nơi thoáng mát, có bóng râm. Có thể đặt quạt hoặc điều hòa để giúp chó hạ nhiệt.
  • Lau người cho chó bằng khăn ẩm.
  • Tránh cho chó đi dạo vào ban ngày khi trời quá nắng nóng.

Nếu chó bị do chấn thương mắt

  • Kiểm tra mắt chó: Nhẹ nhàng lau sạch ghèn mắt cho chó bằng nước ấm và khăn mềm. Quan sát xem mắt chó có bị tổn thương gì nghiêm trọng hay không.
  • Chườm mát cho mắt chó: Dùng khăn mềm nhúng vào nước mát và chườm lên mắt chó trong khoảng 10 phút mỗi lần, vài lần trong ngày.
  • Đưa chó đến bác sĩ thú y: Nếu mắt chó bị sưng đỏ, chảy mủ hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng khác, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị.

Nếu chó bị do nguyên nhân bệnh lý

  • Ngay lập tức đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách chăm sóc chó tại nhà.

Nếu chó bỏ ăn mắt đổ ghèn kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở,… đặc biệt là chó bỏ ăn 2 ngày trở lên thì bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị.

“Boss” nhà bạn xứng đáng nhận được sự chăm sóc tốt nhất! Hãy đến với Phòng khám thú y Funpet – nơi đồng hành cùng bạn trên hành trình mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng.

Một số biện pháp sau để giúp chó bỏ ăn mắt đổ ghèn mau hồi phục

Cho chó uống thuốc đúng giờ, đúng cách và đúng liều lượng: Bạn nên cho chó uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Để dễ hơn, bạn có thể trộn thuốc vào đồ ăn, nước uống hoặc bơm vào miệng chó bằng ống xi lanh và luôn đảm bảo chó uống đủ liều lượng thuốc theo chỉ định.

Chế độ ăn uống: Bạn nên cho chó ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như Pate, hạt ngâm nước, thịt luộc xé nhỏ. Lưu ý: Protein là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Mỗi lần ăn bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho chó như là: Vitamin A, D, E, K, B, C, Canxi, Kẽm,… với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ thú y đã khám và chữa trị cho cho bạn. Tránh cho chó ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là hạn chế tối đa tinh bột (vì chó là động vật ăn thịt, không phải là động vật ăn tạp).

Dọn dẹp vệ sinh: Luôn giữ cho chó và môi trường sống của chó sạch sẽ, ví dụ như: dọn dẹp khay thức ăn, nước uống của chó thường xuyên, tắm rửa cho chó bằng nước ấm và sữa tắm dành cho chó. Ngoài ra, bạn cũng nên lau ghèn mắt cho chó bằng khăn mềm, ẩm.

Chăm sóc tinh thần cho chó: Bằng cách thường xuyên nói chuyện, vuốt ve chó để giúp chó cảm thấy thoải mái và cho chó chơi với những đồ chơi yêu thích. Đồng thời, dành thời gian chơi đùa với chó.

Ngoài ra, còn một số lưu ý khác như: Nếu cần, chỉ nên lau người bằng khăn ấm ở mắt, mũi, tai, da và hậu môn. Bên cạnh đó, khi chó nôn, đi vệ sinh thì cũng cần dọn dẹp càng nhanh càng tốt.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn

  • Không tự ý cho chó uống thuốc hoặc nhỏ thuốc vào mắt chó khi chưa có chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Nếu chó có các biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao, co giật, nôn mửa, tiêu chảy, … cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
  • Giữ cho chó ở nơi yên tĩnh, tránh để chó dụi mắt làm tổn thương thêm.
  • Cho chó ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Phòng ngừa tình trạng chó bỏ ăn mắt đỏ ghèn

  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh thức ăn mặn và nhiều dầu mỡ.
  • Vệ sinh mắt cho chó thường xuyên bằng khăn mềm hoặc bông gòn thấm nước ấm.
  • Cắt tỉa lông quanh mắt để tránh lông chọc vào mắt.
  • Hạn chế cho chó tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Đưa chó đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý có thể dẫn đến mắt đổ ghèn

Bác sĩ Funpet giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tình trạng chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn

Có phải tất cả các giống chó đều dễ bị mắt đổ ghèn?

Không phải tất cả các giống chó đều dễ bị mắt đổ ghèn, nhưng một số giống chó như Poodle, Pug, và Phốc sóc thường gặp vấn đề này nhiều hơn do cấu trúc khuôn mặt và mắt của chúng.

Làm thế nào để phân biệt giữa mắt chó bình thường và mắt chó bị đổ ghèn?

Mắt chó bình thường sẽ sáng bóng, không có dấu hiệu viêm nhiễm và không chảy nước mắt quá nhiều. Ngược lại, mắt chó bị đổ ghèn sẽ có các dấu hiệu như rỉ nước không kiểm soát, đỏ, và chảy ghèn. Nếu có các triệu chứng này, cần đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao chó lại bỏ ăn khi mắt đổ ghèn?

Chó có thể bỏ ăn khi mắt đổ ghèn do cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Các nguyên nhân như chấn thương mắt, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý khác có thể làm chó cảm thấy không thoải mái và dẫn đến việc bỏ ăn.

Chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn có nguy hiểm không?

Có thể nguy hiểm. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, từ đơn giản như thời tiết thay đổi đến phức tạp như bệnh truyền nhiễm. Do đó, bạn nên quan sát và theo dõi cẩn thận. Nếu chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy,… cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Khi nào cần đưa chó đi khám bác sĩ thú y?

Bạn nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y nếu:

  • Chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Tình trạng chó không cải thiện sau vài ngày.
  • Bạn không thể xác định nguyên nhân khiến chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn.

Kết luận

Chó bỏ ăn, mắt đổ ghèn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bạn cần chú ý quan sát và đưa chó đi khám bác sĩ thú y kịp thời nếu cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y định kỳ để theo dõi sức khỏe của chó và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

  1. Bradshaw JWS: The evolutionary basis for the feeding behavior of domestic dogs (Canis familiaris) and cats (Felis catus), J Nutr 136:1927S–1931S, 2006.
  2. Mugford RA: External influences on the feeding of carnivores. In Kare MR, Maller O, editors: The chemical senses and nutrition, New York, 1977, Academic Press.
  3. Houpt KA: Ingestive behavior: the control of feeding in cats and dogs. In Voith VL, Borchelt PL, editors: Readings in companion animal behavior, Trenton, NJ, 1996, Veterinary Learning Systems.
  4. Lupfer-Johnosn G, Ross J: Dogs acquire food preferences from interacting with recently fed conspecifics, Behav Proc 74:104–106, 2007.
  5. Prato-Previde E, Marshall-Pescini S, Valsecchi P: Is your choice my choice? The owners’ effect on pet dogs’ (Canis lupus familiaris) performance in a food choice task, Anim Cogn 11:167–174, 2008.
  6. Wells DL: Comparison of two treatments for preventing dogs eating their own faeces, Vet Rec 153:51–53, 2003.
Nội dung bài viết